/
/

Các Giai Đoạn Phát Triển Kỹ Năng Vẽ Của Trẻ Em

15/05/2023

Vẽ là một quá trình tự nhiên đối với trẻ. Từ nhỏ, trẻ đã biết vẽ nguệch ngoạc trên giấy bằng những họa cụ khác nhau. Khi trẻ lớn lên, những nét vẽ nguệch ngoạc này bắt đầu chứa đựng ý nghĩa. Vẽ là cách trẻ thể hiện sự hiểu biết của chúng về thế giới và những điều quan trọng đối với chúng. Vậy các giai đoạn phát triển kỹ năng vẽ của trẻ là khi nào? Lý do tại sao cần khuyến khích trẻ học vẽ. Lợi ích của việc cho trẻ học vẽ xem thêm tại Phan Thi.vn 

 

Phát Triển Kỹ Năng Vẽ Của Trẻ Bằng Cách Nào?

Trong giai đoạn đầu, cần tập trung vào quá trình vẽ sáng tạo, chứ không phải vào thành quả.

Cách dạy trẻ tốt nhất là cung cấp vật liệu và họa cụ cho chúng tự do thể hiện bản thân. Khi trẻ lớn lên và trưởng thành, các bức vẽ và kỹ năng của chúng ngày càng trở nên chi tiết hơn, phản ánh thế giới xung quanh của chúng.

Sách tô màu tuy có một số giá trị nhất định, nhưng tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng, mà thay vào đó là cho trẻ vẽ tự do – cách này có giá trị sáng tạo cao hơn.

>>>Gợi ý bạn nơi mua họa cụ uy tín, chất lượng<<<

 

6 Lý Do Tại Sao Cần Phát Triển Kỹ Năng Vẽ Cho Trẻ

Vẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo.

  1. Vẽ giúp hình thành kỹ năng vận động tinh cho trẻ.
  2. Vẽ giúp phát triển sự phối hợp tay – mắt.
  3. Vẽ giúp thể hiện khả năng sáng tạo thông qua vẽ tự do.
  4. Vẽ là nền tảng của kỹ năng trước khi viết.
  5. Vẽ giúp tăng cường khả năng tập trung cho trẻ.
  6. Vẽ giúp phát triển nhận thức về các khái niệm.

Xem thêm 15 hoạt động nghệ thuật dành cho trẻ mầm non

 

Các Giai Đoạn Phát Triển Kỹ Năng Vẽ Của Trẻ

Sau đây là đặc điểm của các giai đoạn phát triển kỹ năng hội họa không bất di bất dịch vì trẻ phát triển theo tốc độ riêng của trẻ. Chúng sẽ cán mốc theo tốc độ riêng của mình; tuy nhiên, tất cả trẻ đều tiến bộ qua các giai đoạn giống nhau dựa trên mức độ hiểu biết của chúng.

 

Trẻ 12 tháng tuổi: Vẽ nguệch ngoạc, ngẫu hứng

Giai đoạn đầu tiên là khám phá và phát triển khả năng sáng tạo phối hợp vận động.

Trẻ 15 – 18 tháng tuổi bắt đầu biết vẽ nguệch ngoạc không kiểm soát, không phản ánh điều gì cả.

Nét vẽ theo ngẫu hứng:

  • Đường nét nguệch ngoạc
  • Đường nét ngang dọc
  • Nhiều đường nét

Mức độ hiểu biết:

  • Đối với trẻ nhỏ, vẽ thực chất là học luật nhân quả. Và chúng có khả năng làm cho mọi thứ xảy ra.
  • Giai đoạn này liên quan đến việc tận hưởng các chuyển động và tác động của sự vật.
  • Những nét vẽ nguệch ngoạc cho phép trẻ tìm hiểu về các đặc tính của đồ vật xung quanh

Kỹ năng cầm nắm: Trẻ từ 15 tháng tuổi trở đi thường có khả năng cầm bút trong lòng bàn tay.

 

Trẻ 2 tuổi: Vẽ nguệch ngoạc, có kiểm soát

Giai đoạn này được gọi là vẽ nguệch ngoạc có kiểm soát. Nó được thể hiện qua các dấu chấm và nét vẽ nguệch ngoạc qua lại hoặc hình tròn tự nhiên. Đây là bước cần thiết cho phát triển.

Nét vẽ hình bao gồm:

  • Đường nét ngang dọc
  • Nhiều hình xoắn ốc
  • Hình tròn vẽ đại khái
  • Hình giống chữ T và V

Mức độ hiểu biết: độ tuổi này bắt đầu khám phá mối liên kết giữa chuyển động của tay và các nét trên giấy. Trẻ bắt đầu lặp lại các chuyển động có chủ đích.

Khả năng cầm nắm:

  • Trẻ 2 tuổi học cách cầm bút bằng ngón cái, ngón trỏ, và ngón giữa.
  • Trẻ thường sẽ sử dụng tay thuận.

Trẻ 3 tuổi: Vẽ hình cơ bản

Trong giai đoạn này, khả năng kiểm soát vận động tinh và phối hợp tay – mắt được cải thiện.

Nét vẽ được kết hợp theo nhiều cách khác nhau:

  • Hình tròn và hình vuông
  • Hình chữ thập
  • Dấu chấm
  • Hình giống chữ T, V, và H

Vẽ người: Từ 3 – 4 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu biết vẽ người, thường chỉ có đầu và tay chân.

Mức độ hiểu biết:

  • Trẻ có thể nói cho bạn biết những nét vẽ nguệch ngoạc của chúng tượng trưng cho điều gì.
  • Có xu hướng đặt tên cho bức vẽ, nhưng chúng không bắt đầu với ý định rõ ràng về những gì sẽ vẽ.
  • Thường thích sử dụng một màu duy nhất.

Khả năng cầm nắm:

  • Trẻ 3 tuổi cầm bút bằng ngón cái, ngón trỏ, và ngón giữa.
  • Trẻ sử dụng tay thuận và kiểm soát tốt việc cầm bút.
  • Bạn có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cầm bút bằng ba ngón tay. Thông qua sử dụng bút sáp màu tam giác.

Trẻ 4 tuổi: Vẽ hình và vẽ người

Bắt đầu vẽ hình trong các bức vẽ của mình. Bên cạnh đó, sẽ giải thích nó tượng trưng cho điều gì, và đặt tên.

Nét vẽ bao gồm:

  • Hình vuông, hình tròn, và hình chữ nhật
  • Hình tam giác và hình thoi
  • Hình chữ thập
  • Chữ

Vẽ người:

  • Tiến bộ từ vẽ đầu và tay chân sang bao gồm các chi tiết như mắt – vì giao tiếp bằng mắt quan trọng đối với trẻ.
  • Sẽ sáng tạo thêm các chi tiết quan trọng 
  • Bức tranh xuất hiện các chi tiết như cánh tay, ngón tay, và thân người.

Vẽ hình:

  • Kết hợp hai hay nhiều hình với nhau để tạo thành hình cơ bản.
  • Những hình đầu tiên mà trẻ tạo ra một cách nhất quán thường sẽ là hình người. Và sau này sẽ thêm những hình cơ bản: ngôi nhà hoặc mặt trời.

Mức độ hiểu biết:

  • Bé thường quyết định những gì sẽ vẽ trước khi đặt bút.
  • Trẻ cố gắng kết hợp các hình dạng và đường nét với nhau một cách có chủ ý giống như những gì được mô tả.

Khả năng cầm nắm: Ở giai đoạn này, đa phần trẻ cầm bút hệt như người lớn.

 

Trẻ 5 tuổi: Vẽ hình và vẽ chân dung

Đây là độ tuổi bắt đầu bộc lộ tính sáng tạo nhiều hơn.

Nét vẽ bao gồm:

  • Hình cơ bản
  • Hình tam giác và hình thoi
  • Chữ

Vẽ người: Vẽ chân dung người với nhiều chi tiết như tóc, bàn tay, ngón tay, bàn chân, và cơ thể.

Vẽ hình:

  • Trẻ vẽ hình, chẳng hạn như động vật, nhà cửa, xe cộ, hoa lá, và cầu vồng.
  • Trẻ có thể điểm xuyết thêm chi tiết như ngôi nhà có cửa ra vào, cửa sổ, mái nhà, ống khói,…

Khả năng hiểu biết:

  • Giờ đây trẻ sẽ không vẽ theo ngẫu hứng nữa, mà bắt đầu thể hiện background, mối quan tâm, và trải nghiệm của bản thân trong bức vẽ. Trẻ vẽ theo hiểu biết của mình.
  • Trẻ thay đổi liên tục cách mô tả người, động vật, và nhà cửa.
  • Ngoài ra, trẻ còn đặt tên cho bức vẽ trước khi bắt đầu.
  • Trẻ biết tô màu, nhưng việc sử dụng màu sắc vẫn chưa thực tế.
  • Ở giai đoạn này, người và vật có thể vẫn lơ lửng trong không trung, vì trẻ vẫn đang phát triển nhận thức về không gian.
  • Trẻ thường đặt mình vào giữa bức vẽ do bản tính ích kỷ (coi mình là trung tâm của vũ trụ.)

Khả năng cầm nắm: Lên 5 tuổi, trẻ phát triển hoàn thiện kỹ năng cầm bút chì, bút sáp màu, và cọ vẽ.

 

Trẻ 6 tuổi: Bức vẽ phản ánh mối quan tâm và trải nghiệm

Lên 6 – 7 tuổi, trẻ có phong cách vẽ riêng mà người lớn thường có thể nhận ra.

Nét vẽ: Đến lúc này, trẻ có thể vẽ thuần thục hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, và hình thoi trong bức vẽ.

Vẽ người:

  • Ở độ tuổi này, trẻ thường ổn định cách mô tả người, và có xu hướng vẽ người với hình dạng cơ bản giống nhau.
    Ví dụ: Trẻ vẽ cả gia đình với cùng đường nét cơ thể. Nhưng sẽ phác họa kích thước khác nhau, thể hiện giới tính qua mái tóc và trang phục cho từng thành viên.

Vẽ hình:

  • Bức vẽ mô tả đủ loài động vật và đồ vật. Thường là những cái mà trẻ quan tâm nhất.
  • Trẻ có xu hướng vẽ động vật có khuôn mặt giống người.

Mức độ hiểu biết:

  • Ở giai đoạn này, trẻ bộc lộ mức độ nhận thức cao hơn qua việc vẽ người, động vật, và đồ vật trên đường cơ sở, chẳng hạn như mặt đất hay bãi cỏ.
  • Bên cạnh đó, trẻ còn thể hiện nhận thức qua việc vẽ cây cối cao hơn nhà cửa hoặc hoa nhỏ.
  • Vẽ cho thấy trẻ ngày càng hiểu nhiều hơn về chiều sâu và khoảng cách.
  • Trẻ thể hiện thế giới quan của mình qua các bức vẽ. Trẻ lược bỏ những gì không cần thiết, phóng to những gì quan trọng đối với chúng.
    Ví dụ: Cửa ra vào cho ngôi nhà, vừa đủ lớn đối với chúng, hoặc cửa sổ rất cao, do chúng không thể với tới.
  • Trẻ có thể phản ánh chuyển động trong bức vẽ thông qua mô tả đồ vật đang bay lượn hoặc con vật dang rộng chân khi đang chạy.
  • Việc sử dụng màu sắc trở nên khá thực tế.
  • Hy vọng sau khi xem xong bài viết về các giai đoạn phát triển kỹ năng vẽ của trẻ nhỏ, bạn sẽ có thêm động lực để khuyến khích con mình vẽ tự do và thể hiện trí sáng tạo.

    Nguồn: https://empoweredparents.co/

Post a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các tin khác