Sự thay đổi luôn hiện hữu. Nó đóng vai trò quan trọng đối với chúng ta. Nó dẫn đến các xu hướng giáo dục.
Chúng ta bước sang thập kỷ mới. Các nhà giáo dục trên khắp thế giới tìm cách bảo đảm chương trình giảng dạy theo kịp nhu cầu thay đổi không ngừng của môi trường làm việc. Trường học hiện nay đa dạng cả về quy mô lẫn hình thức. Tuy nhiên, sự thay đổi luôn hiện hữu. Nó đóng vai trò quan trọng đối với chúng ta. Nó dẫn đến các xu hướng giáo dục.
Sau đây, Phan Thị xin đề cập 6 xu hướng giáo dục đáng chú ý trong thập kỷ mới.
6 xu hướng giáo dục trong thập kỷ mới
1. Định nghĩa về giáo dục sẽ thay đổi
Chúng ta nhanh chóng chấp nhận thực tế rằng không cần ngồi một chỗ trong khoảng thời gian nhất định với các học sinh, giảng dạy theo chương trình soạn sẵn bởi đội ngũ chuyên gia bên ngoài. Cơ hội tự học tăng lên theo cấp số nhân. Quan trọng hơn, các nhà giáo dục ngày càng sẵn sàng thừa nhận tính hợp lệ của loại hình giáo dục này và cấp chứng chỉ cho các khóa học.
2. Mô hình lớp học sẽ thay đổi đáng kể
Ngay cả người ủng hộ nhiệt tình nhất mô hình trường lớp truyền thống cũng thừa nhận rằng trong 10 năm nữa, các lớp học sẽ không giống như chúng ta thấy hiện nay. Các nhà giáo dục tiến bộ đi đầu trong việc xây dựng mô hình lớp học. Trong đó, học sinh có hướng đi riêng trong học tập, được thúc đẩy bởi tinh thần ham học.
Không ngừng tìm tòi, khám phá được xem là cách tốt nhất để trẻ nâng cao kiến thức. Lớp học phải là nơi học sinh được khuyến khích chấp nhận rủi ro, cân nhắc phương pháp giải quyết vấn đề, coi thất bại là mẹ thành công.
3. Vai trò của giảng viên sẽ trải qua những thay đổi lớn
Các lớp học chuyển đổi từ lấy giảng viên làm trung tâm sang lấy học sinh làm trung tâm. Giảng viên đóng vai trò cố vấn trong phát triển kỹ năng nhận thức và cảm xúc xã hội. Giảng viên dạy học sinh cách hợp tác và làm việc theo nhóm. Giảng viên cần có kỹ năng tư duy cao hơn để giảng dạy. Và không còn đơn thuần là người truyền đạt thông tin cho học sinh.
4. Năng lực cảm xúc xã hội ngày càng trở nên quan trọng
Học sinh có khả năng dựa vào dữ liệu để đưa ra quyết định trong tương lai. Để có khả năng khai thác dữ liệu, học sinh cần phát triển năng lực cảm xúc xã hội. Chương trình giảng dạy cần có chiến lược giúp học sinh phát triển nhận thức về bản thân, điều chỉnh cảm xúc và quan điểm, đặc biệt khi sinh hoạt bên ngoài môi trường văn hóa của mình.
5. Chương trình giảng dạy cần cải tiến để đáp ứng yêu cầu công việc trong thế kỷ 21
Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (2018), năng lực làm việc sẽ có những thay đổi lớn trong tương lai.
+ Từ năm 2016 đến 2030, yêu cầu về kỹ năng cảm xúc xã hội tăng 26% trong tất cả các ngành.
+ Trong kỹ năng cảm xúc xã hội, yêu cầu về tinh thần khởi nghiệp sẽ tăng nhanh nhất (33% ở Mỹ).
+ Từ năm 2016 đến 2030, yêu cầu về kỹ năng nhận thức như sáng tạo, tư duy phản biện, ra quyết định, và xử lý thông tin phức tạp ước tính tăng 19% ở Mỹ.
+ Yêu cầu về kỹ năng định lượng và thống kê có thể giảm hoặc không thay đổi.
6. Công nghệ đóng vai trò ngày càng cao trong hỗ trợ dạy và học
Công nghệ phát triển không nhất thiết dẫn đến những cải tiến trong giáo dục. Tuy nhiên, chúng ta nên tôn vinh những tiến bộ công nghệ. Chắc chắn rằng học sinh thuộc mọi lứa tuổi sử dụng công nghệ để giúp khám phá thông tin.
Công nghệ cho phép học sinh truy cập nhiều dữ liệu hơn so với trước đây. Tuy nhiên, chỉ truy cập dữ liệu không thôi sẽ không giúp học sinh đối mặt với những thách thức của thế kỷ 21. Giảng viên cần nắm vững công nghệ để hỗ trợ học sinh phát triển tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
Trong một bài viết trên báo The Atlantic (3/2018), Jeffery Selingo cho rằng cuộc cách mạng lần 3 trong giáo dục sẽ đẩy chúng ta vào một thế giới đầy biến động. “Hai thế lực phụ thuộc lẫn nhau đang đẩy chúng ta vào cuộc cách mạnh lần 3. Sự trỗi dậy của máy móc thông minh. Và sự giám sút số lượng nhân viên chuyên nghiệp, toàn thời gian. Cuộc cách mạng tác động đến giáo dục theo nhiều cách khác nhau.”
Để chuẩn bị cho các xu hướng giáo dục, giảng viên phải tiếp tục đẩy nhanh các thay đổi. Phải tiếp tục thách thức những quan niệm hiện tại về dạy và học. Nhà trường và phụ huynh cần giúp học sinh đối mặt với thử thách phía trước. Và xem đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.
Nguồn: whitbyschool
Tham khảo một số sản phẩm của Phan Thị tại đây.
d4adzm
1