/
/

5 điều ba mẹ nên làm trước khi cho con tham gia mạng xã hội

03/08/2022

Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,… đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ của chúng ta mà số hầu hết với các trẻ, mạng xã hội cũng trở nên hấp dẫn không kém. Thế nhưng, mạng xã hội luôn là con dao 2 lưỡi. Trẻ có thể học được những bài học tốt nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những nội dung tiêu cực. 

Chính vì thế, ba mẹ cũng nên trang bị cho mình những hiểu biết về từng ứng dụng. Và tìm hiểu những trang mạng xã hội phổ biến để biết trẻ đang làm gì trên mạng. Để có thể dạy trẻ về tầm quan trọng của quyền riêng tư. Bảo đảm trẻ luôn an toàn trước những kẻ xấu trên mạng. Và nhờ đó, trẻ có thể tự bảo vệ mình trong môi trường mới đầy cạm bẫy. Dưới đây là 5 điều mà ba mẹ nên làm trước khi cho con tham gia mạng xã hội:

1. Tiến hành cuộc nghiên cứu

Theo Consumer Reports, trong số 20 triệu trẻ vị thành niên sử dụng Facebook, có hơn 1/3 là trẻ dưới 13 tuổi. Ngoài ra, khoảng 41% trẻ vị thành niên tiết lộ rằng ba mẹ không biết con mình làm gì trên mạng.

Giải pháp đưa ra chính là ba mẹ nên tìm hiểu trang mạng xã hội mà trẻ đang sử dụng. Tạo tài khoản, dạo một vòng qua trang mạng xã hội, xem những nội dung mà con đăng tải. Hãy cho trẻ làm quen với khái niệm giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội. Một số những nền tảng giới hạn độ tuổi, trò chuyện với trẻ về lý do tại sao có yêu cầu về độ tuổi đó, và khuyên trẻ đừng tham gia.

2. Giao tiếp với con

Duy trì đường dây liên lạc cởi mở với trẻ là một việc làm khá quan trọng. Trò chuyện với con về bạn bè, việc học, và sở thích của con. Trò chuyện cởi mở sẽ giúp trẻ mạnh dạn nói ra với ba mẹ nếu trẻ không may bị quấy rối hoặc bị bắt nạt trên mạng. Kể cho con nghe về một số sai lầm mà ba mẹ đã từng mắc phải. Những trở ngại phải đối mặt và vượt qua chúng như thế nào. Đưa ra quan điểm về bản chất và sự phát triển của Internet hiện nay có thể ảnh hưởng như thế nào với trẻ.

3. Đặt ra quy tắc và giới hạn

Ngồi xuống cùng con xác định những trang web nào thích hợp để truy cập. Bao gồm cả trang mạng xã hội và những trang web chơi game. Đồng thời đặt giới hạn về những gì mà trẻ có thể trao đổi, chia sẻ trên mạng xã hội. Bao gồm hình ảnh, bài viết, bình luận, và bất kỳ nội dung gì khác có thể làm lộ danh tính con.

Cân nhắc quyền truy cập vào bất kỳ tài khoản nào mà con đã tạo với tên của mình. Hoặc tạo tài khoản, rồi yêu cầu con “kết bạn”, Việc này sẽ giúp cho ba mẹ phát hiện hành vi không phù hợp đang diễn ra. Cũng như có thể nhắc nhở con bạn về tính minh bạch của thế giới ảo. Ba mẹ có thể thỏa thuận về những quy tắc để trẻ có thể tuân theo.

Theo Kaiser Family Foundation khuyến cáo, không nên cho trẻ từ 8 đến 18 tuổi sử dụng công nghệ (TV, máy tính, smartphone) quá 180 phút/ngày. Đặt giới hạn thời gian để trẻ tránh lạm dụng công nghệ. Và bảo đảm trẻ không xao nhãng những khía cạnh khác trong cuộc sống như làm bài tập về nhà.

4. Cẩn thận với việc chia sẻ quá đà

Bất cứ nội dung gì đăng tải trên Internet đều có thể bị chỉnh sửa, sao chép. Chúng có thể bị chia sẻ mà tác giả không biết hoặc cho phép. Chúng bao gồm hình ảnh, thông tin cá nhân, tin nhắn trên điện thoại.

Nhắc nhở trẻ rằng một khi đăng tải cái gì đó trên Internet, nó sẽ tồn tại trên đó mãi mãi. Ngoài ra, trò chuyện với con về hành vi của con trên mạng. Điều đó có thể tác động thế nào đến con trong tương lai. Các trường đại học, và thậm chí một số nhà tuyển dụng, thường tìm hiểu thông tin ứng viên qua các trang mạng xã hội. Vì vậy, hãy khuyên con đừng đăng tải bất cứ điều gì có thể gây xấu hổ hoặc phương hại sau này. Như chúng ta đã biết, không phải lúc nào trẻ em cũng lường trước được những hành vi mà sau này chúng sẽ hối hận.

5. Cùng nhau thiết lập quyền riêng tư

Hàng triệu người sẽ nhìn thấy hình ảnh, thông tin mà con đăng tải. Nếu quyền riêng tư không được thiết lập hợp lý. Ví dụ, nếu trẻ có tài khoản Twitter hoặc Facebook không bị giới hạn. Bạn của con có thể xem tất cả hình ảnh, cập nhật trạng thái, dòng tweet,… mà con đăng tải. Bên cạnh đó, một số trang như Facebook cho phép hiển thị vị trí của người dùng. Vì nhiều người dùng Facebook có hàng trăm (thậm chí hàng ngàn) bạn bè. Số lượng người tìm thấy thông tin tài khoản của trẻ có thể cao đáng kinh ngạc.

Thiết lập quyền riêng tư sao cho chỉ có gia đình và bạn thân mới nhìn thấy hoạt động của con. Đừng cho phép hiển thị vị trí của con. Và cảnh báo con về những hiểm họa của việc đăng vị trí (check in) của mình.

 

Post a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các tin khác