/
/

Hướng dẫn sử dụng màu sắc trong phim

03/03/2023

Nhà làm phim là nghệ sĩ thị giác. Muốn trở thành nghệ sĩ thị giác, bạn cần nắm vững bảng màu. Nhiều đạo diễn, nhà quay phim, và nhà thiết kế sản xuất có kiến thức sâu rộng như một nghệ sĩ thị giác. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng và làm chủ màu sắc trong phim.

Trước khi có màu sắc trong phim

Phim đen trắng thống trị những thập kỷ đầu của điện ảnh. Từ thập niên 20 của thế kỷ trước, các hãng phim như Technicolor bắt đầu thử nghiệm quy trình làm phim màu. Tuy nhiên, mãi đến những năm 1950, phim màu mới trở nên phổ biến, thay thế phim đen trắng.

Sự bùng nổ của phim màu đã tạo ra cách tiếp cận mới đối với bảng màu trong phim. Nghệ sĩ từng áp dụng kỹ xảo sáng tối để kể chuyện giờ đây có nhiều công cụ hơn để tùy nghi sử dụng.

Đây là những gì bạn có thể gọi là kẻ làm thay đổi cuộc chơi.

Màu sắc kể chuyện bằng cách nào?

Lý do chủ yếu cho việc sử dụng màu sắc trong phim rất rõ ràng: làm cho hình ảnh trở nên đẹp mắt, sống động, đầy màu sắc. Tuy nhiên, lý do phụ là tạo điều kiện thuận lợi cho kể chuyện bằng hình ảnh (visual storytelling). Đúng vậy, khai thác hiệu quả màu sắc trong phim cũng là một cách kể chuyện.

Video về lý thuyết màu sắc (color theory) của Lewis Bond, được đăng tải trên Channel Criswell, không chỉ phân tích cách bảng màu phim tăng cường khả năng kể chuyện, mà còn tóm tắt lịch sử trưởng thành của màu sắc trong phim. Hãy sử dụng video này làm mở đầu cho thảo luận về lý thuyết màu phim. 

Màu sắc kể chuyện của Criswell.

Màu sắc trong quá trình làm phim là một phần quan trọng của mise-en-scene, tức hiệu ứng tổng thể của mọi thứ chúng ta thấy trong khung hình. Màu sắc tác động đến cảm xúc, tâm lý, và thậm chí cả thể chất mà chúng ta thường không nhận ra.

Dưới đây là phân tích cách Wes Anderson sử dụng màu sắc trong phim để cân bằng tông màu. Cụ thể, cách Anderson để cho nhân vật trầm cảm đương đầu với tổn thương cá nhân khi vây quanh là những màu sắc tươi sáng, lạc quan.

Đây là một phần quan trọng trong phong cách làm phim của đạo diễn Wes Anderson.

Bảng màu phim của Anderson.

Màu sắc trong phim góp phần tạo sự hài hòa hoặc căng thẳng trong một cảnh. Thu hút sự quan tâm vào chủ đề chính. Và đây chỉ mới là khởi đầu.

Khi đóng vai trò kể chuyện, màu sắc:

  •   Khơi dậy phản ứng tâm lý
  •   Hướng sự chú ý vào chi tiết quan trọng
  •   Thiết lập giọng điệu của bộ phim
  •   Phản ánh đặc điểm, tính cách nhân vật
  •   Cho thấy những chuyển biến trong câu chuyện

Tuy chúng ta biết rằng có thể sử dụng màu sắc trong phim để kể chuyện, nhưng bằng cách nào? Những màu sắc riêng lẻ đại diện hoặc gợi lên điều gì? Và làm thế nào kết hợp chúng với nhau để truyền tải ý nghĩa đa tầng? Giờ chúng ta hãy tiếp tục xem qua tâm lý đằng sau lý thuyết màu phim.

Tâm lý đằng sau màu sắc trong phim

Một bảng màu được thiết kế tốt sẽ giúp tạo bầu không khí và thiết lập giọng điệu cho bộ phim. Khi chọn màu cụ thể, đừng bỏ qua ba yếu tố chính – màu sắc (hue), độ bão hòa (saturation), và độ sáng tối (brightness) của màu sắc.

Như Bond đã đề cập trong video về lý thuyết màu phim, nhiều người xem sẽ có phản ứng giống nhau về những màu sắc nhất định. Ví dụ, màu đỏ được chứng minh là làm tăng huyết áp, trong khi màu xanh lam có tác dụng xoa dịu.

Phong cách làm phim của đạo diễn Stanley Kubrick chủ yếu dựa vào màu sắc để tạo ra hình ảnh và cảnh phim đầy ấn tượng. Kubrick là nhà làm phim, nên ông hiểu rằng màu sắc trong mise en scene có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến người xem.

Một bảng màu được thiết kế tốt sẽ giúp tạo bầu không khí và thiết lập giọng điệu cho bộ phim. Khi chọn màu cụ thể, đừng bỏ qua ba yếu tố chính – màu sắc (hue), độ bão hòa (saturation), và độ sáng tối (brightness) của màu sắc.

Như Bond đã đề cập trong video về lý thuyết màu phim, nhiều người xem sẽ có phản ứng giống nhau về những màu sắc nhất định. Ví dụ, màu đỏ được chứng minh là làm tăng huyết áp, trong khi màu xanh lam có tác dụng xoa dịu.

Phong cách làm phim của đạo diễn Stanley Kubrick chủ yếu dựa vào màu sắc để tạo ra hình ảnh và cảnh phim đầy ấn tượng. Kubrick là nhà làm phim, nên ông hiểu rằng màu sắc trong mise en scene có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến người xem.

Bảng màu của Kubrick.

Trong phim The Sixth Sense của M. Night Shyamalan, màu đỏ được sử dụng để phản ánh nỗi sợ hãi và điềm báo trước; còn trong Pleasantville, Gary Ross sử dụng màu đỏ để tượng trưng cho tình yêu, hy vọng, và nhục cảm. Màu đỏ mang lại trải nghiệm cho người xem; vì vậy, hãy cẩn thận nhắm vào sự hiện diện của nó trong bảng màu phim.

Như bạn đã thấy, chọn màu đúng nơi, đúng chỗ có thể tạo ra cảm xúc mà người xem thậm chí không nhận ra. Tuy nhiên, đừng chọn màu một cách tùy tiện cho bảng màu phim. Một cách để đưa màu sắc vào dự án là tạo moodboard.

Có thể tạo moodboard thông qua ứng dụng hoặc template miễn phí. Tạo moodboard chỉ là một trong nhiều bước lên ý tưởng ban đầu trong giai đoạn tiền sản xuất. Nếu bạn đã hoàn thành một số công việc với moodboard, bước tiếp theo là biến lý tưởng bảng màu phim thành hiện thực thông qua phần mềm vẽ storyboard chuyên dụng.

Vẽ storyboard trong StudioBinder.

Dưới đây là đồ họa thông tin (infographic) cho bạn tiện tham khảo. Mỗi nhóm màu chính trên bánh xe màu (color wheel) gắn liền với những cảm xúc phổ biến. Khi bạn xem xét màu sắc trong dự án tiếp theo, hãy khởi đầu với cảnh tràn đầy cảm xúc, rồi dựa vào đó để tạo bảng màu phim.

 

Tổ hợp màu phim

Love: Tình yêu

Passion: Nhục cảm

Violence: Bạo lực

Danger: Nguy hiểm

Anger: Tức giận

Power: Quyền lực

Innocence: Ngây thơ

Sweetness: Ngọt ngào

Femininity: Nữ tính

Playful: Vui vẻ

Empathy: Đồng cảm

Beauty: Sắc đẹp

Warmth: Ấm áp

Sociability: Hòa đồng

Friendly: Thân thiện

Happiness: Hạnh phúc

Exotic: Kỳ lạ

Youth: Tuổi trẻ

Madness: Mất trí

Sickness: Bệnh tật

Insecurity: Bất an

Obessive: Ám ảnh

Idyllic: Bình dị

Naïve: Ngây thơ

Nature: Thiên nhiên

Immaturity: Non nớt

Corruption: Mục nát

Ominous: Điềm xấu

Darkness: Bóng tối

Danger: Nguy hiểm

Cold: Lạnh lẽo

Isolation: Cô lập

Cerebral: Trí óc

Melancholy: U sầu

Pasivity: Thụ động

Calm: Bình tĩnh

Fantasy: Tưởng tượng

Ethereal: Siêu trần

Eroticism: Khiêu dâm

Illusory: Huyền ảo

Mystical: Huyền bí

Ominous: Điềm xấu

 

Nhà làm phim cần nắm vững các tiêu chuẩn lý thuyết màu sắc, nhưng không bao giờ coi chúng là giới hạn. Vì vậy, hãy chọn bảng màu một cách khôn ngoan. Như bao phần khác trong quá trình làm phim, bạn nên cân nhắc sử dụng ngay từ đầu màu sắc trong phim.

Ghi nhớ bảng màu phim. Chuyển sang xem xét tổ hợp màu, ví dụ về bảng màu phim, và cách khai thác màu sắc trong quá trình làm phim.

Tổ hợp màu có bao nhiêu loại?

Có nhiều cách khác nhau để tạo bảng màu phim cân bằng.

Sau đây, chúng ta sẽ nói về tổ hợp màu bổ túc, tổ hợp màu đơn sắc, tổ hợp màu tương đồng, và tổ hợp màu bộ ba.

Bốn tổ hợp màu cho bảng màu cân bằng.

Monochromatic: Màu đơn sắc

Complementary: Màu bổ túc

Analogous: Màu tương đồng

Triadic: Bộ ba màu

Mặc dù những màu đơn lẻ, lặp lại có thể chứa đựng ý nghĩa sâu sắc hơn, nhưng bảng màu phim (hoặc tổ hợp màu) lại tỏ ra hiệu quả trong truyền tải bối cảnh, chủ đề.

Tổ hợp màu và bảng màu phim cân bằng ám chỉ mối quan hệ hài hòa giữa các màu sắc trên bánh xe màu. Sau đây là một vài ví dụ về bảng màu phim và cách khai thác chúng.

 

Tổ hợp màu phim

TỔ HỢP MÀU CÂN BẰNG

MÀU ĐƠN SẮC

Hài hòa sâu sắc, không phân chia, xoa dịu

MÀU TƯƠNG ĐỒNG

Đồng điệu, đơn giản

MÀU BỔ TÚC

Đối lập, căng thẳng

TRIADIC: BỘ BA MÀU

Sống động nhưng cân bằng, đồng đều

MÀU ĐƠN SẮC

MÀU TƯƠNG ĐỒNG

MÀU BỔ TÚC

BỘ BA MÀU

DISCORDANT COLOR: MÀU SẮC KHÔNG ĐỒNG NHẤT

Màu lệch khỏi tổ hợp màu phim. Thường sử dụng để tái định hướng sự chú ý của người xem vào người, vật quan trọng.

COLOR DISCORDANCE: MÀU SẮC KHÔNG ĐỒNG NHẤT

ASSOCIATIVE COLORS IN FILM: MÀU LIÊN KẾT TRONG PHIM

Liên kết màu lặp lại hoặc tổ hợp màu với nhân vật hoặc chủ đề quan trọng, bằng cách này sẽ tạo phản ứng cảm xúc với màu sắc.

Liên kết với nhân vật

Liên kết với cái chết

Liên kết với nỗi ám ảnh

TRANSITIONAL COLORS IN FILM: MÀU CHUYỂN TIẾP TRONG PHIM

Tổ hợp màu thay đổi trong suốt câu chuyện, phản ánh sự chuyển biến trong nhân vật hoặc chủ đề.

Màu chuyển tiếp

Những ví dụ về bảng màu phim

Tạo tổ hợp màu cân bằng có thể phức tạp hơn so với suy nghĩ ban đầu. Bạn không thể để mọi hình ảnh trong danh sách cảnh quay (shot list) nhuộm màu đỏ.

Mặc dù không thiết phải “cân bằng” để có bộ phim mà mọi thứ đều là màu xanh và cam, nhưng những màu này là màu bổ túc trên bánh xe màu. Vì vậy, trên thực tế, đây sẽ cách sử dụng màu sắc rất cân bằng trong phim.

Sau đây là những loại tổ hợp màu mà bạn có thể áp dụng để tạo bảng màu phim cân bằng.

Tổ hợp màu đơn sắc

Tổ hợp màu đơn sắc là khi một màu gốc được mở rộng ra bằng cách sử dụng sắc thái, tông màu, và sắc độ. Sắc độ (tint) đạt được bằng cách thêm màu trắng, và sắc thái (shade) bằng cách thêm màu đen.

Ví dụ về tổ hợp màu đơn sắc: The Grand Budapest Hotel.

Hình ảnh trong phim The Grand Budapest Hotel của Wes Anderson cho thấy ê-kíp sử dụng tổ hợp màu đơn sắc. Màu hồng nhạt nhường chỗ cho màu tía đậm hơn. Kết quả giữ nguyên tông màu đã chọn, nhưng nó cho phép bạn tạo tương phản bên trong tông màu đó.

Tổ hợp màu đơn sắc bao gồm các sắc thái của một màu như đỏ, đỏ đậm, và hồng. Chúng tạo cảm giác hài hòa, mềm mại, êm dịu.

Phim hành động The Matrix cũng là ví dụ điển hình về tổ hợp màu phim đơn sắc. Hầu hết các cảnh trong The Matrix đều sử dụng bảng màu xanh lục. Màu xanh lục bao trùm mọi thứ trong khung hình, tạo hiệu ứng bệnh hoạn, phi tự nhiên.

Ví dụ về bảng màu đơn sắc trong The Matrix.

Tổ hợp màu đơn sắc không đòi hỏi bộ phim phải đồng nhất về hình thức. Nó chỉ cung cấp màu sắc cho bạn tạo tương phản trong đó.

Tổ hợp màu bổ túc

Tổ hợp màu bổ túc là khi hai màu đối diện nhau trên bánh xe màu được sử dụng kết hợp với nhau để tạo bảng màu.

Mục đích của bảng màu bổ túc là tạo hình ảnh tràn đầy sức sống trong khung hình. Trong trường hợp của Amelie, màu đỏ và xanh lục đều nổi bật hơn nhờ sự hiện diện của màu bổ túc.

Ví dụ về bảng màu bổ túc trong phim Amelie.

Các màu bổ túc nằm đối diện nhau trên bánh xe màu tương phản kịch tính (nóng – lạnh). Ví dụ, màu cam và xanh lam là màu bổ túc phổ biến trong bảng màu của nhiều phim bom tấn.

Những màu sắc tương phản thường liên quan đến xung đột bên trong hoặc bên ngoài. Bất kể chọn lựa màu nào, các màu bổ túc kết hợp màu nóng và màu lạnh để tạo tương phản cao, căng thẳng sống động trong phim.

Tổ hợp màu tương đồng

Tổ hợp màu tương đồng sử dụng những màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu bổ túc. Chúng thường xuất hiện trong tự nhiên, tạo cảm giác hài hòa, mãn nhãn.

Cặp màu đỏ – tím hoặc vàng – vàng chanh là ví dụ điển hình về khả năng tạo tổ hợp màu tương đồng từ những màu kế cận. Do những màu này thiếu tương phản, chúng tạo sự thống nhất thị giác (visual unity).

Nói chung, khi tạo tổ hợp màu tương đồng, một màu sẽ được chọn làm màu chủ đạo, màu thứ hai để hỗ trợ, và màu thứ ba (cùng với màu đen, trắng, và xám) để làm điểm nhấn.

Tổ hợp màu tương đồng trong Children of Men dường như ăn nhập với tình trạng nguy hiểm của thế giới khi không còn đứa trẻ nào được sinh ra. Bảng màu ăn nhập với tình huống thảm khốc nhờ tập trung vào màu tương đồng (và loại bỏ những màu còn lại).

Bảng màu tương đồng trong phim Children of Men.

Trong phim hình sự Traffic, tổ hợp màu được sử dụng theo nhiều cách – xây dựng từng câu chuyện song song và liên kết chúng với nhau. Về cơ bản, những tổ hợp màu tương đồng sẽ tạo tổ hợp màu bổ túc khác.

Ví dụ, Michael Douglas sử dụng tổ hợp màu xanh lam tương đồng cho cảnh phim. Benicio Del Toro sử dụng tổ hợp màu cam tương đồng cho cảnh phim.

Ví dụ về tổ hợp màu tương đồng: Traffic.

Traffic là một trong những bộ phim hay nhất của Steven Soderbergh với mỗi mạch truyện (storyline) được khéo léo gán tổ hợp màu riêng. Đến phiên tổ hợp màu sử dụng màu kế cận để tạo tổ hợp màu khác hẳn. Không còn nghi ngờ gì nữa, kế hoạch tổng thể này được hỗ trợ bởi moodboard và quá trình vẽ storyboard phức tạp, dẫn đến ví dụ tuyệt vời về màu sắc trong phim.

Tổ hợp màu bộ ba

Tổ hợp màu bộ ba là khi ba màu cách đều nhau trên bánh xe màu được sử dụng kết hợp với nhau.

Một màu trong tổ hợp màu bộ ba được chọn làm màu chủ đạo với hai màu còn lại được sử dụng theo kiểu bổ túc. Tổ hợp màu bộ ba ít phổ biến, vì chúng trông giống hoạt hình như trong Superman.

Ví dụ về tổ hợp màu bộ ba trong Superman.

Nhưng điều đó có nghĩa là tổ hợp màu bộ ba chỉ áp dụng được cho các bộ phim như Superman? Tất nhiên là không, và cách giải quyết vấn đề này là giảm độ sáng và độ bão hòa.

Sử dụng màu sắc làm biểu tượng trong phim

Có nhiều cách tạo biểu tượng trong phim, nhưng sử dụng tổ hợp màu là một trong những cách hiệu quả nhất.

Ngay cả khi khán giả không hoàn toàn ý thức được tính biểu tượng đến từ bảng màu, họ vẫn sẽ bị tác động bởi nó. Sau đây là phần đề cập mong muốn tạo mối liên kết mạnh mẽ giữa ý tưởng và chủ đề thông qua sử dụng bảng màu.

Màu sắc không đồng nhất

Việc sử dụng màu sắc không đồng nhất trong phim giúp làm nổi bật nhân vật, chi tiết, hoặc khoảnh khắc so với phần còn lại của phim. Ví dụ, màu xanh dương trong Amelie, màu đỏ trong The Sixth Sense.

Ví dụ về màu sắc không đồng nhất trong phim.

Màu sắc không đồng nhất là sự lựa chọn của đạo diễn nhằm đi chệch khỏi bảng màu và tổ hợp màu cân bằng với chủ ý định hướng lại sự chú ý.

Tại sao ư? Vì thông qua tạo màu sắc không đồng nhất, bạn tạo biểu tượng khá rõ ràng. Bảng màu phim có thể theo một chiều, nhưng rồi xuất hiện nhân tố bất ngờ đập ngay vào mắt người xem.

Ví dụ, chiếc áo khoác đỏ nổi bật của bé gái trong phim đen trắng Schindler’s List rõ ràng mang ý nghĩa tượng trưng.

Schindler’s List dựa vào màu sắc không đồng nhất để tạo biểu tượng quyền lực.

Không phải mọi ví dụ về màu sắc không đồng nhất trong bảng màu phim đều rõ ràng như vậy. Nhưng khi đạo diễn và ê-kíp thiết kế đưa ra lựa chọn như thế này, họ có lý do cả đấy. Đó là cách tạo biểu tượng thông qua màu sắc trong phim.

Trong phim kinh điển Neo-noir (đừng nhầm lẫn với phim Noir) Sin City, màu sắc bất ngờ không đồng nhất trong bảng màu phản ánh phong cách của nghệ sĩ đồ họa Frank Miller.

Ngoài ra, nó còn giúp làm nổi bật những yếu tố nhất định trong nỗ lực khắc họa tiểu thuyết đồ họa gốc của Miller.

Màu sắc không đồng nhất: Sin City có bảng màu thú vị.

Bảng màu phim cũng là nơi để người kể chuyện tạo xung đột và kịch tính. Tất cả những gì cần làm là phối màu không đồng nhất đúng nơi, đúng chỗ. Phần tiếp theo sẽ nói về cách sử dụng màu sắc trong phim để thể hiện nhân vật, ý tưởng, và chủ đề.

Tổ hợp màu liên kết

Màu liên kết trong phim ám chỉ màu hoặc tổ hợp màu đại diện cho chủ đề hoặc nhân vật trong phim, do đó liên kết hình ảnh với câu chuyện kể đầy cảm xúc.

Hai nhân vật chính trong phim The Dark Knight của Christopher Nolan có bảng màu liên kết riêng.

Ví dụ về bảng màu liên kết trong The Dark Knight.

Tương phản với màu đen và xám đậm của Batman là màu tía và xanh lục của gã hề Joker. Cuộc đụng độ giữa họ tượng trưng cho cuộc đụng độ giữa những tông màu tối với màu sắc không đồng nhất của Joker.

Một trong những công dụng nổi tiếng nhất của màu liên kết trong phim là vai trò của màu cam trong tác phẩm kinh điển mọi thời đại The Godfather của Francis Ford Coppola.

Màu cam liên kết với cái chết trong phim, thường là điềm báo trước bạo lực. 

Liên kết với cái chết

Ví dụ về màu liên kết trong The Godfather.

Khác với phim găng-xtơ trước đây, The Godfather tiếp cận bạo lực theo cách tàn bạo, xấu xí hơn nhiều. Vì vậy, thật hợp lý khi trong thế giới của màu đen và những tông màu không bão hòa, tông màu cam tươi sáng, không phù hợp sẽ báo hiệu bạo lực sắp xảy đến.

Quentin Tarantino thích “đùa giỡn” với nhiều tổ hợp màu khác nhau, và trong phim Kill Bill: Vol. 1, ông gán màu riêng cho nhân vật chính “The Bride”: màu vàng tươi.

Liên kết với nhân vật

Ví dụ về bảng màu liên kết trong Kill Bill: Vol. 1.

Tất nhiên, nhiều lúc màu đỏ cũng là màu của cô, nhưng điều đó không quan trọng. Do The Bride khao khát trả thù vô độ, việc khoác màu vàng tươi lên mình cô ấy giúp chúng ta tạo mối liên kết giữa màu sắc và nhân vật.

Trong The Empire Strikes Back, màu liên kết được sử dụng cho nhân vật và vị trí của nó trong xung đột chính của câu chuyện. Darth Vader màu đen với thanh kiếm laser màu đỏ, tương phản với Luke màu trắng với thanh kiếm laser màu xanh.

Thiện       Ác

Luke        Vader

Ví dụ về màu liên kết trong phim The Empire Strikes Back (1980).

Những màu này kết hợp với nhau để truyền tải trạng thái cảm xúc của nhân vật. Màu đen và đỏ toát lên vẻ bạo lực, đe dọa; còn màu trắng và xanh toát lên vẻ dịu mát, thoải mái.

Bảng màu hoặc màu lặp lại tượng trưng cho nhân vật hoặc chủ đề lớn hơn trong phim.

Trong Vertigo, màu xanh tươi sáng được sử dụng để gợi lại lần đầu nhân vật chính Scotty bị hút hồn bởi người phụ nữ mà anh đang điều tra. Mãi về sau, sau cái chết của người đó, anh phát hiện người có dung mạo giống hệt và cầu xin cô ấy cố gắng bắt chước cho giống hơn.

Dựa vào bảng màu để tạo mối liên kết mạnh mẽ giữa nhân vật và ý nghĩa là công cụ mà nhà làm phim không nên bỏ qua. Bạn nghiên cứu càng nhiều ví dụ càng tốt.

Tổ hợp màu chuyển tiếp

Sử dụng màu chuyển tiếp khi sự thay đổi trong màu sắc và bảng màu biểu thị một sự thay đổi nào đó. Đây có thể là sự thay đổi tâm trạng hoặc giọng điệu, giữa các thể loại phim khác nhau, hoặc trong chính nhân vật.

Trong series phim phản anh hùng kinh điển Breaking Bad, Walter White sống cuộc sống hai mặt, vừa là giáo viên vừa là trùm ma túy Heisenberg.

 

TRANSITIONAL COLORS IN FILM: MÀU CHUYỂN TIẾP TRONG PHIM

Tổ hợp màu thay đổi trong suốt câu chuyện, phản ánh sự chuyển biến trong nhân vật hoặc chủ đề.

Cách khai thác màu chuyển tiếp trong phim.

Walter White có bảng màu lạnh cơ bản dịu nhẹ. Heisenberg có bảng màu đậm hơn nhiều, nhưng vẫn tương đồng.

Sự thay đổi của nhân vật mang tính biểu tượng Luke Skywalker tuy ít rõ ràng, song vẫn được phản ánh qua sự thay đổi lớn trên bảng màu.

Ban đầu, Luke mặc trang phục màu nhạt. Điều này cho thấy Luke là “cậu bé nông dân” đứng về “phe ánh sáng” của thần lực. Sau khi đi theo con đường trở thành Jedi và biết được thân phận thật sự của mình là con trai của Darth Vader, Luke chuyển sang trang phục màu đen.

Bảng màu chuyển tiếp trong phim: Luke Skywalker.

Nó không chi phản ánh “cậu bé” lúc này đã mang phẩm chất của một người trưởng thành, mà còn cho thấy vết đen trong tâm hồn và mối liên kết nguy hiểm với cái ác.

Trong trường hợp của Up (theo công thức kể chuyện của Pixar), sự thay đổi trong bảng màu tượng trưng cho sự thay đổi trong giọng điệu của câu chuyện. Quãng thời gian vui vẻ hạnh phúc nhường chỗ cho hiện thực u ám. Hiện thực u ám được thể hiện qua bảng màu ảm đạm.

Màu chuyển tiếp

Ví dụ về màu chuyển tiếp trong Up.

Thay đổi bảng màu trong phim Up là không cần thiết – chúng ta có thể tận mắt chứng kiến chuyện gì đã xảy ra với vợ chồng Carl. Tuy nhiên, sự thay đổi màu sắc khuếch đại cảm xúc trên màn ảnh. Nó đưa yếu tố vô hình vào câu chuyện kể bằng hình ảnh, cho chúng ta cảm nhận nhiều hơn những gì mình thấy.

Post a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các tin khác