/
/

ĐI TÌM LỜI GIẢI SỨC HÚT CỦA TRUYỆN TRANH ĐỐI VỚI TRẺ EM

07/11/2022

Không chỉ đối với trẻ em, truyện tranh có một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với cả người lớn. Ngoài việc mang lại sự giải trí, giải tỏa căng thẳng, truyện tranh hoặc sách có hình ảnh theo hướng truyện tranh còn là một công cụ hữu hiệu để phát triển kỹ năng đọc cho các bé ở độ tuổi tập đọc. Bởi lẽ trong quyển truyện tranh chứa nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ khiến việc tập đọc của trẻ đơn giản, giảm bớt áp lực, mà còn thú vị hơn rất nhiều.
 


PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC – HIỂU BẰNG HÌNH ẢNH

 


 Một đặc trưng của truyện tranh là hình ảnh đi chung với chữ trên từng ô, từng trang truyện. Trẻ mới tập đọc chắc chắn sẽ gặp phải những từ ngữ mới xuất hiện trong truyện, nhưng nhờ có hình ảnh sinh động đi kèm, trẻ có thể dễ dàng đoán được ý nghĩa của các từ mới. Hoặc nếu không đoán được, trẻ vẫn có thể nắm được nội dung câu chuyện. Đây chính là kỹ năng đọc-hiểu bằng hình ảnh (visual literacy). Do đó, góp phần giúp trẻ rèn luyện kỹ năng đọc-hiểu bằng hình ảnh. Qua đó, giúp trẻ tự tin hơn khi đọc và khi học các từ vựng mới.
 

TRUYỆN TRANH CÓ HỘI THOẠI THÚ VỊ

Truyện tranh luôn có các đoạn hội thoại rất tự nhiên, khiến trẻ bật cười thích thú. Các đoạn hội thoại mang sự gần gũi của đời sống trẻ em thường ngày xuất hiện dưới ngôn ngữ nói, được chuyển thể vào truyện theo ngôn ngữ viết. Khi đọc truyện cùng trẻ, ba mẹ và trẻ có thể phân vai vào các nhân vật. Việc này sẽ khiến hoạt động đọc trở nên thú vị hơn đối với trẻ. Cũng như kích thích trẻ hứng thú với việc đọc sách hơn.

KÍCH THÍCH TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ QUA CÁC TỪ MÔ TẢ ÂM THANH

Một “đặc sản” thú vị nữa của truyện tranh là các từ mô tả âm thanh như “cốc cốc cốc, reng reng reng…”. Các từ này thường được phô phỏng với kích cỡ và phông chữ khác biệt trên trang truyện. Đặc điểm mà các bé rất dễ nhận thấy. Điều gì giúp kích thích trẻ tưởng tượng các âm thanh này phát ra như thế nào ngoài đời thực. Và trẻ sẽ thích thú đọc to các từ mô tả âm thanh này lên.


Hiện nay, ngoài tranh truyện truyền thống quen thuộc mà trong chúng ta đều đã quen thuộc. Còn có sự xuất hiện của những cuốn sách thiếu nhi theo phong cách truyện tranh. Bởi lẽ, nhiều tác giả sách thiếu nhi nhận thấy sức mạnh trong việc thu hút trẻ em. Nên họ đã đưa các yếu tố truyện tranh vào cuốn sách của mình. Trên thế giới, không hiếm gặp những cuốn sách thành công vang dội khi mang phong cách truyện tranh như vậy.

Truyện tranh dành cho thiếu nhi ba mẹ nên có.

Post a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các tin khác