Lợi ích đầu tiên khi dạy trẻ hiểu rõ giá trị đồng tiền là chúng biết tiết kiệm và chi tiêu thông minh. Dạy cho chúng hiểu rằng không phải cứ muốn gì là được đó. Khi trẻ em lớn lên, kiến thức nền tảng về tiền bạc vững trắc. Nó giúp chúng quản lý chi tiêu, tránh nợ nần. Lập kế hoạch tài chính hợp lý, và quý trọng đồng tiền mình có được.
Sách dạy con làm giàu tại Bookbuy.vn
Dạy Trẻ Về Giá Trị Đồng Tiền Qua 10 Cách Sau Đây
-
Dạy trẻ chơi trò bán hàng:
Trò chơi bán hàng là một cách dạy trẻ về giá trị đồng tiền. Nó dạy trẻ phương thức trao đổi, mua bán hàng hóa một cách thú vị, tinh tế nhất.
Sử dụng hộp carton cũ để làm hộp đựng hàng hóa. Trẻ em sẽ tự sắp xếp và quyết định sẽ bán gì với số hộp theo chủ đề đã định. Sau khi sắp xếp xong xuôi mọi thứ, chuẩn bị giỏ hàng cho trẻ đi chợ. Hãy cùng nhau bắt đầu chuyến mua sắm đầy hào hứng, thú vị trong trí tưởng tượng của con bạn.
-
Cho trẻ đến ngân hàng
Cho trẻ đến ngân hàng tạo cơ hội hiểu rõ giá trị tiền bạc thông qua các giao dịch. Trẻ em mẫu giáo cũng có thể tự tay đưa thẻ cho giao dịch viên ngân hàng.
Việc mở tài khoản cho trẻ cũng giúp chúng theo dõi tài khoản tiết kiệm khi lớn lên.
-
Cho trẻ theo dõi hóa đơn
Theo dõi hóa đơn cũng là cách để dạy trẻ về giá trị của đồng tiền. Tạo cảm giác thích thú và tò mò cho trẻ về hóa đơn. Hoặc chúng khám phá thông qua việc giúp phụ huynh thanh toán hóa đơn
Trẻ mẫu giáo có thể giúp phụ huynh xếp hóa đơn điện nước, siêu thị,… vào một chỗ. Trẻ lớn hơn có thể giúp ghi chép lại số tiền trên hóa đơn thanh toán.
Điều này giúp cho trẻ cảm thấy mình hữu ích và cái nhìn hoàn toàn mới về dòng tiền. Lợi ích đem lại như: Một khi trẻ biết tiền điện bao nhiêu, chúng sẽ có ý thức hơn trong việc tắt đèn khi rời khỏi phòng.
-
Đi chợ thay vì đi siêu thị
Đưa trẻ đến chợ là cách tuyệt vời để chúng hiểu mối quan hệ giữa công việc và tiền bạc. Chúng có thể tự mua đồ và trả tiền trực tiếp cho người bán. Nó giúp trẻ thấy nền kinh tế thị trường vận hành ra sao.
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể cho trẻ biết thêm số tiền mà người bán kiếm được. Họ có thể mua thêm vật tư để trồng thêm rau hoặc các loại nông sản khác.
-
Dạy trẻ sử dụng phiếu giảm giá
Trẻ có thể giữ phiếu giảm giá khi đi siêu thị. Phụ huynh cho chúng tự chịu trách nhiệm tìm sản phẩm và theo dõi tiền tiết kiệm. Sau cùng, vạch ra kế hoạch sử dụng số tiền đã tiết kiệm.
Ngay cả khi không có phiếu giảm giá, bạn cũng nên dạy trẻ về khái niệm tiết kiệm và giảm giá. Chúng có thể giúp xác định phiếu giảm giá phù hợp với nhu cầu mua sắm trong tuần.
-
Cho trẻ tham gia các hoạt động tình nguyện và quyên góp
Hãy cố gắng giúp trẻ hiểu rằng một số người có nhiều tiền hơn người khác. Người nhiều tiền có thể giúp đỡ người ít tiền. Cha mẹ có thể tập cho trẻ thói quen cho đi thông qua những hoạt động đơn giản. Dạy trẻ hiểu rằng tiền bạc tuy có giá trị thực sự, nhưng không phải là tất cả.
Ngoài ra, có thể khơi dậy tình yêu thương trong trẻ. Tạo hoạt động xây dựng chỗ ở cho động vật, hoặc nhận nuôi thú bị bỏ rơi.
-
Khuyến khích trẻ kiếm tiền tiêu vặt
Kiếm tiền không chỉ mang tính giáo dục, mà còn trao quyền bình đẳng cho trẻ em. Trẻ có thể tự mình kiếm tiền tiêu vặt như làm đồ thủ công, và phụ giúp việc vặt trong nhà. Ngoài ra, chúng có thể thanh lý đồ chơi, hoặc quần áo cũ tại chợ đồ si.
-
Cho trẻ tham gia khóa học
Nhiều hiệp hội tín dụng và ngân hàng tổ chức hội thảo dành cho trẻ em. Đừng nghĩ con bạn không biết gì, hãy cho chúng cơ hội. Bạn sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi thấy trẻ hào hứng tìm hiểu về tiền bạc.
-
Đặt mục tiêu tiết kiệm cho gia đình
Thay vì tiêu tiền không có mục đích, bạn có thể đặt mục tiêu chung cho cả gia đình, bao gồm sử dụng tiền tiết kiệm của con. Điều này làm cho việc tiết kiệm trở thành niềm vui đối với cả gia đình. Đồng thời giúp trẻ thấu hiểu cha mẹ kiếm tiền vất vả như thế nào.
Dạy trẻ tiết kiệm tiền là cách giúp trẻ hiểu rằng kiếm tiền không phải là chuyện dễ dàng.
-
Cho trẻ chơi game
Các Ba mẹ tạo điều kiện cho trẻ em chơi những trò chơi dạy kỹ năng kiếm tiền. Việc trời game kiếm tiền giúp trẻ nghĩ cách làm sao để vẫn còn tiền hoặc có tiền nhiều hơn để tiếp tục chơi. Mặc dù chỉ là trò chơi, và tiền trong game chỉ là tiền ảo, song nó giúp trẻ làm quen với khái niệm thu nhập, tiết kiệm, và thua lỗ.
Dạy trẻ tiết kiệm và sử dụng tiền hợp lý là một trong những cách hình thành thái độ tích cực đối với tiền bạc. Thay vì ép buộc trẻ công khai về các khoản chi tiêu, cha mẹ có thể trò chuyện cởi mở, vui vẻ với chúng về kế hoạch tài chính. Điều này giúp trẻ biết trân trọng đồng tiền mà cha mẹ cho chúng. Và cảm thấy tự hào khi được tự lập và sử dụng tiền một cách có ích.
Ở khía cạnh khác, dạy trẻ quản lý tài chính sẽ giống như truyền kinh nghiệm sống cho trẻ. Nó giúp chúng thấu hiểu nỗi vất vả kiếm tiền của cha mẹ và sử dụng tiền một cách có cân nhắc
Ở khía cạnh khác, dạy trẻ quản lý tài chính sẽ giống như truyền kinh nghiệm sống cho trẻ, để trẻ thấu hiểu nỗi vất vả kiếm tiền của cha mẹ và sử dụng tiền một cách có cân nhắc.
Nhiều người tuy giàu có, nhưng không tiêu xài hoang phí. Họ sẵn sàng chi mạnh tay cho các hoạt động từ thiện – việc làm này khiến con cái họ thấm nhuần cách sử dụng tiền hiệu quả, có mục đích. Còn đối với người nghèo, họ sẽ lập kế hoạch rõ ràng trước khi tiêu tiền. Cân nhắc tài chính và mục tiêu tiết kiệm.
Cha mẹ cần định hướng, giúp con tiết kiệm tiền vào những việc có ích, và nó sẽ tạo cho trẻ thói quen chi tiêu, sử dụng tiền hợp lý.
Nguồn: blogmicrosoft.net
Tham khảo truyện tranh vũ trụ tình bạn tại Phan thị.vn