/
/
giúp trẻ sử dụng điện thoại

CÁCH GIÚP TRẺ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI AN TOÀN, CÓ TRÁCH NHIỆM

27/11/2023

Đến tuổi 11, khoảng một nửa số trẻ sử dụng điện thoại thông minh ở Mỹ.

Nếu bạn đưa điện thoại cho con mình, là bạn đang trao cho chúng công cụ mạnh mẽ để liên lạc và giải trí. Điện thoại trở thành người bạn đồng hành thân thiết trong cuộc sống của trẻ. Nguồn kết nối, sáng tạo, và thậm chí gây xao lãng.

giúp trẻ sử dụng điện thoại

Sau đây, Phan Thị sẽ đề cập một số cách cha mẹ giúp trẻ sử dụng điện thoại an toàn, có trách nhiệm.

Độ tuổi nào phù hợp cho trẻ sử dụng điện thoại?

Độ tuổi phù hợp để cho trẻ sử dụng điện thoại phụ thuộc vào quyết định của bạn. Tuổi tác không quan trọng bằng mức độ trưởng thành, khả năng tuân thủ nội quy, tinh thần trách nhiệm của trẻ, cũng như nhu cầu của gia đình bạn.

Nếu bạn nghĩ con mình có kỹ năng công nghệ tốt hơn khả năng sử dụng điện thoại một cách khôn ngoan, hãy chú ý đến kẽ hở đó. Bạn cần nói, “Không.”

Sau đây là một số câu hỏi cần xem xét:

+ Con bạn có tinh thần trách nhiệm hay không? Ví dụ, bạn biết khi nào chúng rời khỏi nhà? Trẻ có lời nói đi đôi với việc làm hay không?

+ Con bạn có thường làm mất đồ hay không? Nếu có, chúng cũng có thể làm mất điện thoại?

+ Bạn có cần giữ liên lạc với con vì lý do an toàn hay không? Dễ tiếp cận bạn bè có mang lại lợi ích cho trẻ về mặt xã hội hay không?

+ Bạn có nghĩ trẻ sẽ sử dụng điện thoại một cách có trách nhiệm? Ví dụ, không nhắn tin trong giờ học, hay không “tám” điện thoại làm phiền người khác.

+ Trẻ có tuân thủ quy tắc giới hạn thời gian sử dụng điện thoại mà bạn đặt ra cho chúng hay không?

+ Trẻ có nhắn tin, quay phim, chụp ảnh một cách có trách nhiệm, không làm phiền người khác hay không?

Thêm thành viên trong gia đình sử dụng điện thoại là thêm một khoản chi tiêu tốn kém. Vì vậy, đối với điện thoại đầu tiên cho con, hãy cân nhắc những lựa chọn sau:

+ Đồng hồ thông minh với tính năng hạn chế như TickTalk hay GizmoWatch của Verizon.

+ Điện thoại trả trước, không ràng buộc bạn bằng hợp đồng dài hạn.

+ Điện thoại “cục gạch” với biểu tượng lớn, tính năng hạn chế như Nokia 225.

+ Điện thoại nắp gập như Jitterbug Flip. Được thiết kế cho người cao tuổi, nhưng cũng thích hợp cho trẻ em, vì có bàn phím lớn và tính năng theo dõi GPS.

+ Điện thoại giá rẻ, trả trước.

Quy tắc sử dụng điện thoại an toàn, có trách nhiệm

Trước khi đưa điện thoại, thảo luận với con về các quy tắc sử dụng điện thoại an toàn, có trách nhiệm.

Nhắn tin

+ Tôn trọng người nhận tin nhắn và người xung quanh.

+ Cẩn thận không bao giờ thừa. Tin nhắn riêng tư cũng có thể trở nên công khai.

Gọi điện

+ Xác minh người gọi. Không trả lời những số điện thoại lạ.

+ Luôn trả lời điện thoại khi người gọi là cha mẹ hay người giám hộ.

Quay phim, chụp ảnh

+ Luôn xin phép trước khi quay phim, chụp ảnh ai đó, hoặc chia sẻ điều gì đó.

+ Không làm mất thể diện người khác. Không tự ý đăng ảnh hay video ai đó khi chưa có sự cho phép của họ.

Ứng dụng

+ Ứng dụng, game, âm nhạc, bản cập nhật ứng dụng có thể phải trả bằng “tiền tươi thóc thật.” Tuân thủ quy tắc trong gia đình về những gì được và không được phép mua. Và có cần xin phép download hay không.

+ Bạn không thể truy cập được mọi thứ nếu kích hoạt tính năng Parentral Control. Một số nội dung download và giao dịch qua ứng dụng có thể bị chặn tùy theo quy tắc đặt ra trong gia đình.

Đăng bài

+ Suy nghĩ trước khi đăng bài. Chọn lọc kỹ nội dung muốn đăng từ điện thoại.

+ An toàn. Chia sẻ thông tin cá nhân, sử dụng dịch vụ định vị có thể gây ra rủi ro về bảo mật.

Quy tắc sử dụng điện thoại trong trường học

Mỗi trường học, mỗi giáo viên đều có những quy định riêng về việc sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, đa số cho phép mang theo điện thoại miễn là tắt máy trong giờ học. Kiểm tra nội quy nhà trường. Bảo đảm con bạn đủ lớn để tuân theo. Dưới đây là một số quy định chung dành cho học sinh:

trẻ sử dụng điện thoại

+ Trẻ em không nên sử dụng điện thoại thường xuyên, và chỉ sử dụng khi được phép. Quy định này có thể áp dụng trước và sau giờ học ở trường. Ví dụ, khi trẻ cần đi nhờ, thay đổi kế hoạch, gặp chuyện khẩn cấp, có cuộc gọi từ phụ huynh hay người giám hộ.

+ Học sinh sử dụng điện thoại sai mục đích ở trường. Bảo đảm trẻ biết không nên sử dụng điện thoại vào những mục đích như lừa dối, quay phim, chụp ảnh người khác mà không có sự cho phép của họ,… Bạn nói chuyện với con về cách sử dụng điện thoại để ghi lại những khoảnh khắc bất công nghiêm trọng.

Đối với trẻ trưởng thành, dù muốn nhắn tin cả ngày cho con, cũng hãy kiềm chế lại, trừ trường hợp khẩn cấp.

Cha mẹ cần làm gì để trẻ bỏ điện thoại xuống?

Thường xuyên dán mắt vào màn hình điện thoại. Điều này có thể gây khó chịu, nhưng đó là một phần hàng ngày của nhiều trẻ. Giữ liên lạc với bạn bè là điều quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên, nếu sử dụng điện thoại ảnh hưởng đến thời gian dành cho gia đình, học tập, và trách nhiệm khác, thì có lẽ đã đến lúc giúp trẻ sử dụng điện thoại an toàn, có trách nhiệm.

trẻ sử dụng điện thoại

Sau đây là cách giúp trẻ bỏ điện thoại xuống:

+ Giúp trẻ suy ngẫm về thói quen sử dụng điện thoại bằng cách trò chuyện cởi mở, không phán xét. Sau đó, gợi ý thay đổi, và đặt ra mục tiêu cho chúng.

+ Giúp trẻ tìm không gian cho trò chuyện trực tiếp. Hãy đặt điện thoại xuống vào những lúc như trong giờ ăn, lái xe, hay trên phương tiện giao thông công cộng.

+ Làm gương cho con. Tránh nhắn tin trong xe. Mô tả tình huống sử dụng điện thoại (“Mẹ đang tìm đường đến nhà hàng”) sao cho trẻ nhỏ hiểu lý do tại sao bạn sử dụng. Nhớ cáo lỗi nếu bạn phải làm gián đoạn khoảnh khắc gia đình để nói chuyện điện thoại.

+ Sạc pin điện thoại của con ở khu vực chung vào buổi tối. Việc này cho trẻ có thời gian nghỉ ngơi cần thiết.

+ Cho biết hậu quả của việc lạm dụng điện thoại. Nếu con không chịu đặt điện thoại xuống khi bạn yêu cầu, hoặc có hành vi lạm dụng điện thoại, hãy cân nhắc giới hạn thời gian trẻ sử dụng điện thoại.

+ Tìm hiểu lý do đằng sau việc con thường xuyên sử dụng điện thoại. Trẻ có bạn đang đau khổ và nhắn tin cho chúng. Game hay ứng dụng thu hút tâm trí của chúng. Hoặc trẻ trốn tránh điều chúng xem là tương tác căng thẳng với thành viên khác trong gia đình. Trò chuyện có thể giúp làm sáng tỏ nguyên nhân thúc đẩy trẻ sử dụng điện thoại.

Nguồn: commonsensemedia

Tham khảo một số sản phẩm sách truyện thiếu nhi của Phan Thị tại đây.

Post a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các tin khác