/
/
dạy con hiệu quả không cần đánh đòn

8 Cách Dạy Con Hiệu Quả Mà Không Cần Đánh Đòn

19/08/2023

Đánh đòn con trẻ luôn là một trong những chủ đề nuôi dạy con được tranh luận rộng rãi nhất. Mặc dù hầu hết các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia nuôi dạy con cái không khuyến khích đánh đòn, nhưng đại đa số cha mẹ trên khắp thế giới thừa nhận đã từng đánh đòn con mình. Sau đây, các bạn hãy cùng Phan Thị tìm hiểu vấn đề này nhé!

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng đánh đòn là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để uốn nắn hành vi của trẻ. Và nó thường phát huy tác dụng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, trừng phạt thân thể gây hậu quả lâu dài cho trẻ em.

dạy con hiệu quả không cần đánh đòn

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp thay thế cho đánh đòn, thì dưới đây là 8 cách dạy con hiệu quả mà không cần đánh đòn.

1.Hình phạt time-out

Đánh đòn trẻ vì hành vi sai trái sẽ gởi thông điệp lộn xộn đến trẻ. Trẻ sẽ thắc mắc tại sao bạn đánh đòn chúng thì được, nhưng chúng lại không được đánh anh chị em mình. Áp dụng hình phạt time-out đối với trẻ là phương pháp dạy con hiệu quả hơn nhiều so với đánh đòn. Khi được thực hiện đúng cách, thời gian chịu phạt sẽ dạy trẻ kỹ năng sống hữu ích.

Hình phạt cho trẻ

Hình phạt time-out là tách trẻ ra khỏi tình huống gây phiền nhiễu. Điều này giúp trẻ học cách tự điều chỉnh, thể hiện cảm xúc một cách phù hợp, và đưa ra chọn lựa khác trong tương lai. Tuy nhiên, để hình phạt time-out phát huy hiệu quả, trẻ không được phép trò chuyện với bất cứ ai, không được làm bất cứ việc gì trong thời gian chịu phạt.

2. Tước đặc quyền

Mục đích không phải trừng phạt trẻ để bắt chúng phục tùng, mà là giúp chúng học cách đưa ra chọn lựa đúng đắn hơn trong tương lai. Tuy nhiên, việc này cần thực hiện thường xuyên. Nếu trẻ đưa ra chọn lựa sai lầm, hãy cho chúng thấy hậu quả là bị tước đi đặc quyền. Việc mất đặc quyền phải liên quan đến hành vi.

Nói rõ khi nào trẻ có thể lấy lại đặc quyền. Thông thường, 24 giờ là đủ để trẻ rút ra bài học từ lỗi lầm của mình. Vì vậy, bạn có thể nói, “Con không được xem TV từ giờ đến hết ngày hôm nay, nhưng mai con sẽ được xem TV nếu nghe lời mẹ dọn dẹp đồ chơi ngay lập tức.”

3. Phớt lờ lỗi nhỏ

Phớt lờ có chọn lọc thực sự hiệu quả hơn đánh đòn. Điều này không có nghĩa bạn nên làm ngơ nếu trẻ có hành vi nguy hiểm hoặc không phù hợp. Tuy nhiên, bạn có thể phớt lờ hành vi tìm kiếm sự chú ý của trẻ.

Khi con bạn cố gắng thu hút sự chú ý bằng cách quấy khóc hoặc phàn nàn, thì đừng để ý đến chúng. Nhìn đi chỗ khác, giả vờ như không nghe thấy, nên không trả lời. Sau này, khi trẻ nói năng, cư xử đúng mực, bạn mới chú ý tới chúng. Theo thời gian, trẻ sẽ học được rằng, ứng xử đúng mực là cách tốt nhất để nhu cầu của mình được đáp ứng.

4. Dạy kỹ năng mới

Một trong những tác hại của việc đánh đòn là nó không dạy trẻ cách cư xử tốt hơn. Đánh đòn chỉ vì con bạn trở chứng sẽ không dạy chúng cách lấy lại bình tĩnh trong lần sau nổi cơn tam bành.

Trẻ được hưởng lợi từ việc học kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý cảm xúc, và thỏa hiệp. Những vấn đề về hành vi sẽ giảm đi đáng kể khi cha mẹ dạy con những kỹ năng này. Rèn luyện kỷ luật cho trẻ với mục đích dạy dỗ, chứ không phải trừng phạt.

5. Hệ quả lôgic

Hệ quả lôgic là cách dạy con hiệu quả đối với những đứa trẻ gặp vấn đề về hành vi. Hệ quả lôgic được gắn liền với hành vi không đúng mực.

Ví dụ, nếu con bạn không chịu ăn tối, đừng để chúng ăn nhẹ trước giờ đi ngủ. Hoặc nếu chúng từ chối dọn dẹp đồ chơi, bạn cấm chúng chơi suốt thời gian còn lại trong ngày. Liên kết hậu quả với vấn đề về hành vi sẽ giúp trẻ nhận ra hậu quả trực tiếp từ những chọn lựa của chúng.

6. Hậu quả tự nhiên

Hậu quả tự nhiên cho phép trẻ rút ra bài học từ sai lầm của chính mình. Ví dụ, nếu con bạn nói sẽ không mặc áo khoác, hãy để chúng ra ngoài và bị cảm lạnh – cho trẻ làm theo ý mình miễn sao chúng vẫn an toàn. Sử dụng hậu quả tự nhiên khi bạn nghĩ con sẽ rút ra bài học từ sai lầm của chính mình. Theo dõi tình hình để bảo đảm trẻ không gặp bất kỳ nguy hiểm thực sự nào.

7. Phần thưởng cho hành vi tốt

Thay vì đánh đòn trẻ vì hành vi sai trái, hãy thưởng cho chúng vì hành vi tốt. Ví dụ, nếu con thường xuyên đánh nhau với anh chị em, bạn thiết lập hệ thống khen thưởng để thúc đẩy chúng hòa thuận với nhau.

Khuyến khích hành vi tốt có thể giúp xoay chuyển nhanh hành vi sai trái. Phần thưởng giúp trẻ tập trung vào việc cần làm để giành lấy đặt quyền. Không nên nhấn mạnh hành vi xấu mà chúng phải tránh.

8. Khen ngợi hành vi tốt

Ngăn chặn vấn đề về hành vi bằng cách phát hiện trẻ đang ngoan. Ví dụ, khi trẻ chơi ngoan với anh chị em, hãy nói ra điều đó. Hãy nói, “Hôm nay con giỏi lắm, biết chia sẻ và thay phiên rồi.”

khen con cư xử tốt

Khi trong phòng có nhiều trẻ, hãy dành sự quan tâm và lời khen cho trẻ tuân thủ nguyên tắc và cư xử tốt. Sau đó, khi trẻ khác bắt đầu cư xử đúng mực, hãy khen ngợi và chú ý đến chúng.

Nguồn: verywellfamily

Xem một số sản phẩm sách truyện thiếu nhi của Phan Thị tại đây

 

Post a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các tin khác