Khi nào bạn nên bắt đầu đọc sách cho bé? Bí kíp đọc sách cho bé theo từng độ tuổi đơn giản nhất, Phan Thị.vn muốn mang tới sau đây. Nhằm khơi gợi niềm đam mê đọc sách cho con bạn từ khi còn rất nhỏ. Đọc sách cho bé nghe là cơ hội tuyệt vời để tạo sự gắn kết, giúp bé xây dựng kỹ năng tiền đọc viết. Bé sẽ tích luỹ vốn từ vựng phong phú và phát triển niềm đam mê đọc sách suốt đời.
Lợi ích mang lại – bí kíp đọc sách cho bé theo từng độ tuổi
1. Đọc sách là một thói quen lành mạnh
Hoạt động gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái là một trải nghiệm tuyệt vời. Patricia Cowan, điều phối viên chương trình quốc gia cho Reach Out and Read, dự án khám bệnh tặng sách cho trẻ em, cho biết. Khi bạn đọc sách cho bé nghe, bé sẽ hướng hoàn toàn sự chú ý vào bạn, và đó là điều chúng thích. Không có chương trình truyền hình hay đồ chơi nào làm tốt hơn thế. Bí kíp đọc sách cho bé theo từng độ tuổi sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả hơn cho trẻ.
2. Nghiên cứu khẳng định giá trị của việc đọc sách cho bé theo từng độ tuổi
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không được người thân đọc sách cho nghe ở nhà sẽ đối mặt với “khoảng cách triệu từ” (million-word gap). Đọc sách tạo cơ hội cho bé xây dựng vốn từ vựng và kỹ năng tiền đọc viết.
Đọc sách cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi sẽ giúp chúng phát triển tư duy lôgic, nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence – EI). Song song, trẻ phát triển kỹ năng tiền đọc viết và giao tiếp. Đa phần là nhờ chọn sách phù hợp với lứa tuổi, kích thích trí não của con bạn.
3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Đọc sách cho bé nghe cũng là cách tuyệt vời để bé đắm chìm trong âm thanh và nhịp điệu của lời nói – điều kiện quan trọng để phát triển ngôn ngữ. Nghiên cứu cho thấy khi trẻ dưới 1 tuổi có thói quen nghe sách thì khi lớn chúng sẽ có vốn từ vựng đa dạng hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Vậy bí kíp đọc sách cho bé theo từng độ tuổi là như thế nào? Cùng tìm hiểu bên dưới nhé.
Hướng dẫn chi tiết: bí kíp đọc sách cho bé theo từng độ tuổi
Nghiên cứu cho thấy đọc sách rất tốt cho sự phát triển của bé, và không bao giờ là quá sớm để bắt đầu. Sau đây là hướng dẫn theo từng độ tuổi để giúp khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong bé.
1. Bé từ 0 đến 6 tháng tuổi
Vì thị giác của trẻ sơ sinh vẫn đang phát triển, bạn có thể bắt đầu từ sách thiếu nhi có hình minh họa lớn, tương phản cao, ít chữ hoặc không có chữ. Ngoài ra, cũng đừng bỏ qua dòng sách tương tác như rối, gương, hay lỗ nhìn (peephole).
Bạn và con càng có nhiều cách thưởng thức cuốn sách càng tốt. Nếu muốn, hãy đọc cho bé nghe những cuốn sách hay tạp chí dành cho người lớn. Bé ở tuổi này có hiểu từ ngữ hay không thực sự không quan trọng.
Quan trọng là giọng đọc và vòng tay âu yếm của bạn dành cho bé. Sau đây là gợi ý một vài cuốn sách để đọc trong lần tới bạn và con quây quần bên nhau:
- Bộ sách LẬT GIỞ TƯƠNG TÁC SONG NGỮ
2. Bé từ 7 đến 12 tháng tuổi
Trong nửa năm đầu đời, bé bắt đầu nắm bắt được một số từ ngữ được đọc cho chúng nghe. Những từ ngữ có ý nghĩa nhất là tên hay đồ vật gắn liền với cuộc sống hàng ngày của chúng, chẳng hạn như “bố”, “mẹ”, “cún con”, “sữa”, “bình sữa”,…
Tốt nhất là sách chỉ xoay quanh một chủ thể; nghe bạn gọi tên một thứ mà bé có thể nhận ra sẽ góp phần củng cố vốn từ vựng của bé, và dần giúp chúng nhận ra rằng hình minh họa đại diện cho người thật, đồ vật thật. Chỉ tay vào bức tranh mà bé thể hiện sự thích thú. Và diễn tả những gì mình đọc bằng khuôn mặt, bàn tay, và giọng nói của bạn. Để bé bập bẹ đáp lại bạn. “Cuộc trò chuyện” này giúp bé học cách luân phiên, dạy chúng tập trung vào cái chung với người khác.
Bé ở độ tuổi này thường có khuynh hướng cầm nắm thô bạo (thậm chí còn nhai đồ chơi!); vì vậy, hãy gắn bó với sách bìa cứng. Sách vải hay nhựa vinyl cũng tốt, mặc dù lật trang có thể là thử thách đối với bé. Sách thuộc loại sờ chạm (touch-and-feel) cực kỳ thú vị, nhưng nhớ tránh sách có ruy băng, nút, hay vật nhỏ nguy hiểm gây nghẹt đường thở khác dễ bung ra bằng cú giật mạnh.
Sau đây là một số sách chắc chắn thu hút sự chú ý của bé:
3. Bé từ 13 đến 18 tháng tuổi
Với bé ở độ tuổi này, bạn bắt đầu giới thiệu sách dài 1 – 2 câu mỗi trang. Bạn diễn tả câu chuyện càng ngộ nghĩnh càng tốt. Ví dụ, khi đọc sách về động vật, bạn tạo tiếng kêu động vật. Con bạn sẽ nghĩ nó thực sự hài hước. Bé sớm muộn gì cũng sẽ kêu “úm bò” hay “be be” lại với bạn, và cả hai sẽ bò lăn ra cười.
Dụ bé tham gia bằng cách đặt câu hỏi đại loại như “Chó sủa như thế nào?” hay “Con có thấy mèo kêu hay chưa?” Yêu cầu bé chỉ vào ví dụ thực tế về những gì trong hình, chẳng hạn như “Mũi của con nằm ở đâu?” Bạn có thể cho bé ở độ tuổi này xem thêm hình ảnh về những thứ bé không gặp hàng ngày.
Bé 13 – 18 tháng tuổi cũng có thể trả lời được câu hỏi bằng một từ; vì vậy, hãy cho bé cơ hội bằng cách hỏi, “Đó là cái gì?” Nếu bé trả lời, bạn giúp nâng cao vốn từ vựng bằng cách mở rộng suy nghĩ của chúng, “Đúng, đó là chiếc xe. Chiếc xe lớn màu xanh lá cây.”
Dưới đây là một vài cuốn sách tuyệt vời để giúp con bạn tương tác với câu chuyện:
4. Bé từ 19 đến 24 tháng tuổi
Thói quen đọc cuốn sách quen thuộc có tác dụng trấn an đối với nhiều trẻ mới biết đi. Sự lặp đi lặp lại dai dẳng này cũng có lợi cho việc học: Các chuyên gia cho rằng nó giúp trẻ hiểu và ghi nhớ từ mới.
Sau đây là một vài cuốn sách mà bạn có thể không ngại đọc đi đọc lại nhiều lần:
Tổng kết bí kíp đọc sách cho bé theo từng độ tuổi
Bắt đầu đọc sách cho bé ngay từ khi mang thai, hoặc chào đời để thu được nhiều lợi ích nhất từ phát triển tiền đọc viết. Đừng lo nếu bạn bỏ lỡ “giai đoạn sớm” này bất kỳ lúc nào cũng là thời điểm tuyệt vời để gia đình bắt đầu thói quen đọc sách cùng nhau. Tìm những cuốn sách mà con bạn thích, rồi giúp chúng nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách suốt đời.
Nguồn: Parents
[…] Xem thêm: Bí Kíp Đọc Sách Cho Bé Theo Từng Độ Tuổi […]