Công khai giới tính (come out) với con cái có thể là một thử thách đối với người LGBT. Sau đây, chúng ta hãy xem các chuyên gia và gia đình có cha mẹ là người LGBT đã cho lời khuyên như thế nào nhé!
Nửa thế kỷ qua đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong lĩnh vực quyền công dân của người LGBT. Lấy ví dụ một cặp vợ chồng kết hôn hợp pháp và có hai con. Hay ngày càng có nhiều người cảm thấy an toàn hơn trước đây khi công khai nhận mình là người LGBT.
Cuộc khảo sát số người thuộc cộng đồng LGBT
Cuộc thăm dò của Gallup vào năm 2020 cho thấy: 5,6% người Mỹ thuộc cộng đồng LGBT. Tuy nhiên không dừng tại đó, con số đã tăng vọt lên 7,1% vào năm 2021. Trong khi số lượng người thuộc thế hệ đồng giới và Gen X vẫn ổn định. Qua đó cho thấy rõ ràng từ thế hệ Millennials trở đi, người LGBT ngày càng sống thật với giới tính của mình.
Điều này đặt ra thử thách độc nhất vô nhị cho thế hệ Millennials. Bởi vì nhiều người trong số họ cũng là người làm cha làm mẹ. Trong trường hợp, nếu họ công khai giới tính, họ cũng công khai giới tính với con cái của mình.
Chấp nhận giới tính hoặc xu hướng tình dục của một người đã khó. Việc nói chuyện với con trẻ về điều này còn khó hơn. Dưới đây là một số bí quyết giúp người LGBT mạnh dạn công khai giới tính với con cái. Đây là tất cả những gì được đúc kết từ những người từng trải.
Lường trước mọi phản ứng khi công khai giới tính với con
Công khai giới tính với con cái là một trải nghiệm căng thẳng với vô số tình huống giả định. Phản ứng của con bạn phụ thuộc vào loại thảo luận. Và người LGBT được nhìn nhận bằng con mắt như thế nào trong cộng đồng của bạn. Tuy nhiên, cũng đừng bỏ qua khả năng con bạn có cái nhìn hoàn toàn cởi mở.
“Người lớn đôi khi có nhiều hành trang và kinh nghiệm sống khi đến với chủ đề này. Nhiều trẻ thì không!” Lindz Amer cho biết.
“Khi bạn nói chuyện với trẻ nhỏ về chủ đề này, bạn sẽ ít phải xóa bỏ suy nghĩ ăn sâu trong tâm trí về giới tính và xu hướng tình dục. Bởi vì những suy nghĩ của trẻ xoay quanh chủ đề này chỉ mới bắt đầu hình thành. Hãy chiều theo sự tò mò của tre, và đừng quên rằng – nếu bạn không biết câu trả lời, cũng không sao cả! Tại sao không cùng con dấn thân vào chuyến hành trình tìm hiểu và khám phá?
Xem xét các nhu cầu phát triển của con
Mỗi đứa trẻ sẽ trải nghiệm cuộc trò chuyện này theo một cách khác nhau. Đó cũng có nhiều cách điều chỉnh cuộc thảo luận cho phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ngay cả trẻ nhỏ cũng có khả năng nắm bắt những khái niệm cơ bản về sự hấp dẫn giới tính.
“Có nhiều cách để trò chuyện xoay quanh giới tính và mối quan hệ LGBT ở mọi lứa tuổi, giúp trẻ cảm thấy được lắng nghe và công nhận,” Dayna Abraham cho biết.
“Ví dụ, khi trò chuyện với trẻ nhỏ, có thể nói về sở thích cá nhân của mọi người. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh như thế nào. Cũng như chia sẻ về sự thay đổi lớn lao, cha mẹ cần cho con tham gia càng nhiều càng tốt vào quá trình công khai giới tính. Ở đó lắng nghe những mối lo lắng của chúng.”
Lập kế hoạch giải quyết trước nỗi sợ hãi và cảm xúc của bạn
Chia sẻ thông tin nhạy cảm về bản thân có thể khiến bạn căng thẳng. Sợ phản ứng tiêu cực hoặc thiếu cảm thông là điều bình thường. Khi chuẩn bị cho cuộc trò chuyện này, hãy cân nhắc lập danh sách, thực hành kỹ thuật xoa dịu, hoặc nói những điều bạn muốn nói với bạn bè, bạn đời, nhà trị liệu.
Abraham nói, “Bằng cách giải quyết trước những nỗi sợ hãi và lo lắng, bạn có thể tham gia vào cuộc trò chuyện trong tâm thế thoải mái, có chừng mực hơn.”
Bà cho biết thêm nhiều trẻ ban đầu phản ứng bằng sự tức giận, ngờ ngệch, thậm chí im lặng. “Cha mẹ cần nhắc nhở bản thân rằng những phản ứng này là cách con cái họ xử lý theo thời gian của chúng,” bà nhấn mạnh. “Hãy nhẹ nhàng với bản thân và con bạn. Vào lúc này, hãy tâm niệm rằng con bạn chỉ đang xử lý, chứ không phải cự tuyệt bạn.”
Làm theo sự dẫn dắt của con sau khi tiết lộ giới tính
Khi bạn dành một thời gian dài để suy nghĩ về cuộc nói chuyện, bạn dễ nảy sinh mong muốn nhồi nhét thông tin vào đầu con mình. Thậm chí bạn còn cảm thấy bị tổn thương bởi phản ứng tiêu cực. Cần nhớ rằng trong khi bạn đã tham gia vào hành trình này một thời gian, thì nó vẫn là điều gì đó mới mẻ đối với con bạn. Trong lòng trẻ có thể ngổn ngang những cảm xúc và câu hỏi, hoặc chúng không hỏi gì cả. Bất luận thế nào, bạn cần để trẻ dẫn dắt.
“Trong bất kỳ tình huống công khai giới tính nào, bạn cũng đều làm đảo lộn suy nghĩ của một người [về] bạn,” Amer cho biết.
“Sự đảo lộn này có thể gây đau khổ cho mọi người, đặc biệt là trẻ em. Trẻ có thể thắc mắc về việc bạn công khai giới tính sẽ tác động và làm đảo lộn cuộc sống của chúng như thế nào – hoặc không có gì thay đổi! Tuy nhiên, đằng nào cũng cần có cuộc nói chuyện.”
Samantha Miller chia sẻ câu chuyện mình từng trải
Samantha Miller cho biết mình bị hấp dẫn bởi người cùng giới tính khi cô ở độ tuổi 20. Tuy nhiên, quan niệm gia đình và xã hội hà khắc đã kìm nén cô cho đến tuổi 40.
“Tôi bắt bắt đầu xem nhiều phim hơn về đồng tính, đọc nhiều tác phẩm văn học hơn về đồng tính. Đến mức tôi không thể phủ nhận rằng đây là nơi tôi thuộc về.” Miller quyết định công khai giới tính lần đầu tiên với bạn trai. Cặp đôi đã khám phá điều này có ý nghĩa gì đối với họ. Cô ngày càng cảm thấy thoải mái hơn với giới tính thật của mình, nên khi hai đứa con song sinh hỏi cô có biết ai bị hấp dẫn bởi cả hai giới hay không, cô buột miệng đáp, “Có, mẹ.”
Hai đứa con song sinh 8 tuổi xem thông tin này như là sự thật thú vị khác về mẹ của chúng. Đó được coi là phản ứng được Miller cho là thái độ cởi mở chung trong gia đình. “Tôi coi đây là cuộc trò chuyện đang tiếp diễn,” cô nói. “Lúc này bọn trẻ chỉ mới biết tôi là người song tính. Tôi chưa cùng chúng đi sâu vào vấn đề, bởi có những điều tôi chưa nghĩ ra.”
Đừng quên cảm xúc của con có thể chuyển biến theo thời gian
Nếu phản ứng đầu tiên của con với việc bạn công khai giới tính là tiêu cực. Đầu tiên bạn cần biết rằng cảm xúc của chúng có thể chuyển biến theo thời gian. Bằng cách bỏ ngỏ các câu hỏi, bạn giúp thúc đẩy quá trình chuyển biến.
Paulette Thomas-Martin chia sẻ về việc comeout với những đứa con của cô ấy
Vào thời điểm Paulette Thomas-Martin, một nghệ sĩ sống ở thành phố New York, công khai giới tính với ba con, bọn trẻ gần như đã lớn. Thomas-Martin đã cân nhắc về giới tính của mình trong nhiều năm. Sau đó, cô cảm thấy đã sẵn sàng chia sẻ điều đó với các con.
Cô tâm sự, “Tôi nói riêng với từng đứa, và con trai tôi rất tức giận. Nó không thèm nói chuyện với tôi. Con gái lớn thú nhận chứng ghê sợ đồng tính. Con gái út nói yêu tôi, muốn giống tôi, nhưng không phải là người đồng tính.” Thông tin mới này không dễ nghe, nhưng Thomas-Martin nhận thấy bọn trẻ cần thời gian để chấp nhận sự thật.
Giờ đây, sau nhiều sóng gió, gia đình gắn bó với nhau hơn bao giờ hết. “Các con yêu tôi,” Thomas-Martin nói. “Chúng yêu cả tôi lẫn ‘vợ’ tôi. Chúng thấy tôi hạnh phúc. Và chúng biết tôi cũng yêu chúng. Ban đầu, thật khó khăn. Nhưng bây giờ chúng có mẹ sống thật với giới tính của mình.”
Nói sớm và thường xuyên với con về người thuộc cộng đồng LGBT
Nói sớm với con về người thuộc cộng đồng LGBT sẽ giúp bình thường hóa sự tồn tại của đủ mọi loại người và gia đình trong thế giới của chúng, và hơn thế nữa.
Nathan Friedman – chủ tích Understood.org công khai giới tính
Nathan Friedman, đồng chủ tịch kiêm giám đốc tiếp thị của Understood.org, công khai giới tính vào năm 2001 khi ông mới ngoài 20 tuổi.
Ông mô tả đây là “quãng thời gian khó khăn,”. Do các nhà lãnh đạo dân cử đã chính trị hóa “chương trình nghị sự của người đồng tính.” Friedman trải lòng, “Rất ít cặp đôi đồng tính có con. Những hình mẫu đồng tính cũng thưa thớt do sự tàn phá của đại dịch AIDS.”
20 năm sau, Friedman và một cặp đôi đồng tính nữ mà ông quen biết nhiều năm quyết định cùng nhau thực hiện thiên chức làm cha mẹ. Hiện tại, cả ba đã có hai con. Ông nói, “Đối với bọn trẻ, có hai mẹ một cha là điều bình thường, và tuyệt vời.” Ông giải thích rằng tuy chưa bao giờ chính thức công khai giới tính với các con, nhưng họ vẫn thảo luận có chủ tâm về gia đình.
Trò chuyện với con về giới tính và xu hướng tình dục chưa chắc một lần là xong. Nó đang tiếp diễn. “Nó phải là chủ đề thường xuyên của cuộc nói chuyện. Nơi con bạn cảm thấy được khuyến khích đặt câu hỏi,” Friedman cho biết. “Khi con bạn cảm thấy thoải mái hơn với chủ đề này, cuộc nói chuyện sẽ trở nên dễ dàng, thoải mái hơn.
Sử dụng sách và phương tiện khác để bắt đầu – hoặc duy trì – cuộc trò chuyện
Đừng quên sức mạnh của sách báo, phim ảnh, hay chương trình truyền hình. Có nhiều phương tiện truyền thông trong nhà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bình thường hóa và bắt đầu cuộc trò chuyện. Rất may, có rất nhiều sách hay về LGBT cho bạn lựa chọn, và đừng ngại sáng tạo.
Một số người công khai giới tính LGBT khác chia sẻ
“Tôi công khai giới tính với các con trong game LIFE,” Jennifer Serena. Nhà nghiên cứu sống ở Los Angeles, cho biết. “Tôi nói nếu bắt đầu hẹn hò trở lại, tôi sẽ hẹn hò với phụ nữ.” Các con của Serena không quan tâm đến tiết lộ này, và gia đình kết thúc game.
Alison Page, nhân viên công tác xã hội sống ở Washington D.C., tâm sự: “Vợ tôi sinh đôi. Năm chúng lên 9 tuổi, chúng tôi đọc sách về tuổi dậy thì và sinh sản. Trong cuốn sách có phần định nghĩa đồng tính nam và đồng tính nữ. Bọn trẻ đột nhiên hét lên, ‘CÁI GÌ?!? Cha mẹ là đồng tính nữ?!’” Điều này khơi mào cuộc trò chuyện về xu hướng tình dục mà bọn trẻ chưa bao giờ nghĩ tới, dù chúng đã có hai mẹ trong đời.
Một cách để tạo sự an toàn về cảm xúc là thông qua các hoạt động thúc đẩy kết nối. Những hoạt động này không nhất thiết phải liên quan đến xu hướng tình dục hay giới tính. “Chúng có thể là phim ảnh hay video game,” Abraham nêu rõ. “Những khoảnh khắc kết nối, an toàn, tin tưởng này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho những cuộc chuyện trò sâu sắc hơn trong tương lai.”
Mục tiêu của cuộc trò chuyện với con là cho mọi người cảm giác được lắng nghe và tôn trọng. Công khai giới tính là một bước trong hành trình sống thật với con cái. Và như bao khoảnh khắc làm cha làm mẹ khác, nó cần sự dịu dàng, kiên nhẫn, và yêu thương.
Nguồn: parents
Tham khảo truyện tranh comic strip – Vũ Trụ Tình Bạn tập 1 và tập 2 tại Phan Thị