/
/
chơi mà học

TRẺ CHƠI MÀ HỌC NHƯ THẾ NÀO?

22/01/2024

Chơi mà học giúp nâng cao chất lượng học tập, phát triển các kỹ năng quan trọng như diễn đạt, thử nghiệm, làm việc nhóm,…

Là người làm cha, làm mẹ, chắc hẳn bạn rất thích xem con mình vui chơi. Thật tuyệt vời khi nghe trẻ nói về các ý tưởng, về những thế giới mà chúng tạo ra. Thật thú vị khi thấy trẻ sáng tạo như thế nào trong việc vận dụng trí tưởng tượng vào khám phá thế giới xung quanh.

chơi mà học

Vui chơi có sức tác động mạnh mẽ đến trẻ hơn những gì bạn tưởng. Nó thực sự là chìa khóa để học tập. Theo các nhà nghiên cứu và nhà sư phạm trên thế giới, vui chơi giúp nâng cao chất lượng học tập, phát triển các kỹ năng quan trọng như diễn đạt, thử nghiệm, làm việc nhóm,…

Sau đây, các bạn hãy cùng Phan Thị tìm hiểu trẻ chơi mà học như thế nào nhé!

Hoạt động vui chơi bổ ích là gì?

Các trường học áp dụng phương pháp khuyến khích trẻ học tập thông qua hoạt động vui chơi bổ ích. Hoạt động vui chơi bổ ích có 5 đặc điểm sau:

  1. Cho trẻ quyền lựa chọn những gì mình muốn làm
  2. Mang lại cảm giác thích thú cho trẻ
  3. Tiến triển một cách tự nhiên thay vì bắt trẻ phải làm theo kịch bản
  4. Được thúc đẩy bởi động lực bên trong về việc trẻ muốn làm
  5. Tạo môi trường không rủi ro, nơi trẻ có thể thỏa sức thử nghiệm ý tưởng mới.

chơi mà học

Trẻ tích cực tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích. Ví dụ, thay vì thụ động tiếp thu bài học, trẻ cùng bạn bè cùng trang lứa chơi trò chơi nhập vai, phản ứng với trẻ khác theo luật chơi đã đặt ra.

Làm thế nào để trẻ chơi mà học?

Trẻ học tập theo cách khác với người lớn. Chúng học thông qua so sánh các trải nghiệm. Thông qua tương tác với người khác và với cảm xúc của chính mình. Trẻ học được rất nhiều điều thông qua trí tưởng tượng. Chơi mà học là thứ gắn kết phần logic và phần sáng tạo của bộ não lại với nhau.

Đối với trẻ, chơi mà học là hoạt động giúp phát triển những kỹ năng cần thiết sau này. Chạy nhảy, leo trèo, lăn lộn,… Những hoạt động này đều thúc đẩy phát triển cơ bắp, giúp rèn luyện kỹ năng vận động. Trẻ xây dựng cảm xúc khi tạo ra thế giới với hệ thống quy tắc chi phối luật chơi.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Denver, trong lúc chơi, trẻ tự điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ trước khi hành động. Ví dụ, nếu trẻ đóng vai Olaf trong Frozen, chúng giả vờ như đang tan chảy khi vào nhà. Hoặc khăng khăng rằng chúng thích những cái ôm ấm áp. Trong mỗi trường hợp, trẻ cân nhắc hành động phù hợp với vai Olaf trong tình huống đã định.

Vai diễn này giúp trẻ xây dựng kỹ năng xã hội. Giúp chúng trở thành tuýp người có khả năng phát triển trong môi trường cá nhân và chuyên nghiệp.

Tại sao cần đưa hoạt động vui chơi vào học đường?

Trong môi trường học đường, hoạt động vui chơi cũng giúp trẻ học hỏi và phát triển. Trò chơi do giáo viên khởi xướng có mối quan hệ mật thiết với việc học. Giáo viên hỏi học sinh về những quy tắc chi phối trò chơi. Sau đó, khuyến khích trẻ kết nối với thế giới rộng lớn hơn thông qua kiến thức của mình.

chơi mà học

Giáo viên sử dụng hoạt động vui chơi như một phần của quá trình giảng dạy.

Giáo viên hướng dẫn việc học theo khuôn mẫu, nhưng thực hiện một cách vui tươi, phóng khoáng. Đặc biệt tập trung vào những mục tiêu đã định.

Khi áp dụng phương pháp dựa trên vui chơi, giáo viên tạo ra trải nghiệm học tập lớn hơn. Học sinh học kỹ năng tư duy phản biện, phát triển khả năng ngôn ngữ, mở rộng vốn kiến thức, nâng cao nhận thức xã hội.

Tối đa hóa việc chơi mà học

Hoạt động vui chơi là một phần của việc học. Nó cho trẻ cơ hội đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, hợp tác, và thử nghiệm. Giáo viên tạo cảm giác chơi mà học bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên hoạt động cho hầu như mọi môn học.

Ví dụ, khi giáo viên đọc to cuốn sách, họ khuyến khích học sinh lật trang, lấy tay dò theo từng từ. Ngoài ra, họ còn nhắc học sinh trò chuyện với nhau về nội dung. Về những mối liên kết với cuộc sống. Giáo viên khơi dậy trí tưởng tượng và óc tò mò của học sinh bằng cách hỏi, “Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”

Học sinh được trao cơ hội biến câu chuyện thành hiện thực thông qua vui chơi. Khi trẻ được trao cơ hội để thể hiện bản thân, chúng sẽ cải thiện sự tự tin, tăng khả năng nhìn nhận quan điểm của người khác, dành sự quan tâm nhiều hơn đến văn học.

Vui chơi mang đến cho trẻ cơ hội thực hành những gì chúng đã học.

Dạy trẻ rằng việc học đơn thuần là hoạt động trong lớp. Nó thực sự rất thú vị! Mục tiêu là mang đến cho trẻ cơ hội để thắc mắc, đặt câu hỏi, làm việc nhóm, thử nghiệm, khám phá chủ đề mà chúng quan tâm. Ví dụ, trong lớp in 3D, giáo viên cho học sinh cơ hội thiết kế theo trí tưởng tượng. Sau đó, yêu cầu học sinh giải thích, “Tại sao em làm như vậy?” “Em làm nó bằng gì?” “Mục đích của nó là gì?”

Sự tham gia của giáo viên giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo. Đồng thời thách thức trẻ suy nghĩ lý do tại sao chọn như vậy. Nó đòi hỏi trẻ suy nghĩ thấu đáo về thách thức cần giải quyết trong quá trình sáng tạo. Giúp trẻ trở nên tự tin vào khả năng giải quyết vấn đề của mình.

Giúp trẻ chơi mà học

Mục tiêu là giúp trẻ học cách đặt câu hỏi, thể hiện bản thân, hợp tác với người khác, và chấp nhận rủi ro. Chúng ta muốn trẻ giữ bản tính tò mò bẩm sinh. Không bao giờ đánh mất niềm hứng thú học hỏi cái mới. Thực hiện bằng cách biến việc học thành niềm vui đối với trẻ.

Nguồn: whitbyschool

Tham khảo một số sản phẩm đồ chơi trẻ em của Phan Thị tại đây.

  1. Stacie

    hello there and thank you for your information – I’ve certainly picked up anything
    new from right here. I did however expertise some technical issues using this web site, since I experienced to reload the website lots of times previous to I could get it to load properly.
    I had been wondering if your web host is OK?
    Not that I am complaining, but slow loading instances times will sometimes affect your placement in google
    and could damage your high-quality score if advertising and marketing with Adwords.
    Well I am adding this RSS to my email and can look out for a lot more of
    your respective interesting content. Make sure you update this again very soon..
    Escape room

Post a comment

Các tin khác