Bạn còn nhớ những cuốn sách tranh đầu tiên mang đến cho bạn niềm vui không? Những cuốn sách được đọc trước khi bạn biết đọc? Hay những cuốn sách lần đầu tiên khơi dậy trí tưởng tượng trong bạn? Bạn thấy gì khi nghĩ đến chúng?
Chúng ta nhìn thấy nhân vật yêu thích, khung cảnh đầy mê hoặc trong sách. Chúng ta thấy hình ảnh minh họa sống động qua ký ức của mình.
Sách tranh mang lại lợi ích to lớn cho trẻ đang trong giai đoạn phát triển kỹ năng đọc hiểu. Hình ảnh minh họa câu chuyện là công cụ giúp trẻ xây dựng vốn từ vựng và kỹ năng đọc hiểu cơ bản. Hình ảnh trong sách làm cho trang truyện trở nên sống động. Chúng đóng vai trò là lộ trình trực quan cho câu chuyện.
Sau đây, các bạn hãy cùng Phan Thị xem qua 5 lợi ích quan trọng mà sách tranh mang lại cho trẻ đang tập đọc.
5 lợi ích của sách tranh đối với sự phát triển kỹ năng đọc hiểu của trẻ
1. Xây dựng kỹ năng ngôn ngữ
Khi trẻ bắt đầu học nói và dựng câu, chúng học nhận diện ngữ âm trong ngôn ngữ nói. Nhận diện ngữ âm đóng vai trò là nền tảng cho việc học đọc. Ngữ điệu trong nhiều sách tranh giúp trẻ phát triển và rèn luyện kỹ năng nhận diện ngữ âm. Ban đầu, trẻ lặp lại các đoạn trích trong sách tranh yêu thích. Sau này, chúng chuyển sang gieo vần hay sáng tác câu chuyện của riêng mình.
>>> Tham khảo bộ sách “Vì Sao Lại Thế?” của Phan Thị tại đây <<<
Ở mức độ cơ bản nhất, sách tranh giúp trẻ hiểu rằng từ ngữ chuyển tải ý nghĩa. Liên kết hình ảnh trong sách với từ ngữ trên trang truyện. Trẻ học kiến thức nền tảng qua hình ảnh trong sách, phát triển vốn từ vựng qua manh mối trong ngữ cảnh. Chúng thậm chí còn sử dụng hình ảnh để tìm hiểu tên gọi của đồ vật.
Bạn có thể hỏi trẻ, “Con chỉ cho ba/mẹ xem cá sấu nằm ở đâu trên trang này?” hoặc “Từ cá sấu bắt đầu bằng chữ cái nào?”
2. Nhận diện trình tự
Trẻ rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thông qua xâu chuỗi sự kiện trong câu chuyện. Trẻ nhận diện phần đầu, phần giữa, và phần cuối. Tóm tắt những sự kiện chính diễn ra (theo trình tự) trong câu chuyện.
Hình ảnh minh họa gợi nhớ người đọc về những gì đã xảy ra trong câu chuyện. Nó hỗ trợ khả năng kể lại những sự kiện chính một cách tự tin. Khi trẻ trau dồi kỹ năng nhận diện trình tự, hãy cho trẻ xem hình gợi nhớ về những gì đã xảy ra trong câu chuyện. Sau đó, yêu cầu trẻ đoán. Nếu trẻ đoán sai, hãy coi đó là cơ hội đọc lại câu chuyện. Điều này tạo cơ hội kiểm tra bổ sung tầm hiểu biết.
Hơn nữa, sách tranh cũng chứa đựng hình ảnh khuyến khích trẻ đoán những gì xảy ra tiếp theo. Trẻ kết hợp từ ngữ với cách diễn đạt và bối cảnh trong hình để đoán diễn biến tiếp theo trong câu chuyện.
Trong Miss Nelson is Missing!, độc giả có thể suy luận bà Viola Swamp chính là cô Nelson. Manh mối như thời điểm cô Nelson mất tích trùng với thời điểm bà Swamp xuất hiện đã giúp dẫn đến suy luận này.
Khi bạn đọc sách cùng con, cả hai đều có thể đưa ra các suy luận. Chìa khóa để giúp trẻ biết khi nào đưa ra suy luận là nói về chúng. Dừng lại để đặt câu hỏi, “Cô Nelson cảm thấy thế nào khi bọn trẻ cư xử không đúng mực trong lớp?”, “Tại sao con nghĩ bà Swamp không có trong nhà cô Nelson?”, “Con nghĩ chuyện gì xảy ra với cô Nelson?”
3. Nâng tầm hiểu biết
Có rất nhiều điều cần phải học trên con đường trở thành người giỏi đọc hiểu. Bên cạnh kỹ năng nhận diện trình tự và tóm tắt, trẻ còn phải nắm vững nhiều kỹ năng cần thiết khác để hiểu những gì đã đọc. Những kỹ năng đó là dựng câu, giải quyết vấn đề, so sánh, đối chiếu, kết luận, suy luận,…
Sách giàu hình ảnh minh minh họa đem lại rất nhiều lợi ích. Chúng giúp nâng cao kỹ năng đọc hiểu. Sau đây là một vài trong số những lợi ích đó:
+ Hình ảnh cung cấp manh mối trực quan, giúp chúng ta khám phá thêm về câu chuyện.
+ Hình ảnh phản ánh bối cảnh, ngữ cảnh, biểu cảm, và những chi tiết không được viết ra. Chúng giúp so sánh và đối chiếu. Chi tiết này cho phép phân tích chi tiết phức tạp hơn trong quá trình phát triển nhân vật.
+ Hình ảnh minh họa cung cấp kiến thức nền tảng và manh mối dựa trên diễn biến câu chuyện. Điều này giúp chúng ta khám phá ra ý nghĩa ẩn chứa trong câu chuyện.
4. Khơi dậy niềm đam mê đọc sách
Khi bạn nghĩ về cuốn sách yêu thích thời thơ ấu, điều gì hiện lên trong đầu bạn? Bạn thấy hình ảnh cá cầu vồng hay cây táo yêu thương. Nhân vật yêu thích hay bối cảnh ở thế giới khác.
Hình ảnh minh họa lôi cuốn, hấp dẫn, truyền cảm hứng. Chúng kể câu chuyện của riêng mình. Nhiều người vẫn còn nhớ sách tranh là cuốn sách đầu tiên họ đọc ngấu nghiến.
Hình ảnh là thành phần không nên xem nhẹ của sách tranh. Chúng khơi dậy niềm vui, mang lại trải nghiệm đọc sách thú vị cho trẻ. Sách tranh khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong trẻ hơn là sách không có hình minh họa. Thường xuyên đọc sách cùng trẻ sẽ giúp trẻ tự giám sát hành vi của mình đến mức có thể ngồi nghe hết câu chuyện, và tập trung vào các sự kiện.
Trẻ có thể đòi đọc đi đọc đọc lại nhiều lần cuốn sách hay câu chuyện yêu thích. Đây là dấu hiệu cho thấy cuốn sách đó đã khơi dậy sự quan tâm, tò mò của trẻ. Hãy để trẻ tự chọn câu chuyện yêu thích, thường xuyên đọc chúng, và đưa ra các lựa chọn khám phá sách mới.
5. Tăng cường giáo dục cảm xúc xã hội
Sách tranh có thể xoay quanh chủ đề về tín hiệu xã hội và sự khác biệt văn hóa. Mục đích khuyến khích phát triển cảm xúc xã hội. Sách mô hình hóa hành vi xã hội giúp trau dồi kỹ năng ngôn ngữ xã hội, củng cố hành vi tích cực.
Trong sách The Name Jar, cô gái trẻ người Mỹ gốc Hàn bị trêu chọc vì tên Unhei. Cuốn sách có đoạn viết, “Cô thở phào nhẹ nhõm khi bọn trẻ trên xe buýt đã sang phòng khác, nhưng mặt vẫn đỏ bừng.” Để thoát khỏi tình trạng bị bắt nạt, cô quyết định tìm kiếm cái tên khác. Xuyên suốt câu chuyện, bạn bè và người thân không ngừng động viên, ủng hộ Unhei cho đến khi cô sẵn sàng giới thiệu bản thân và văn hóa của mình, với tư cách là Unhei, với bạn cùng lớp.
Name Jar mang đến cơ hội cho trẻ đồng cảm với Unhei. Quan sát kết quả của hành động tử tế so với tác động tiêu cực của nạn bắt nạt.
Sách tranh cũng khám phá những chủ đề khó nhằn như sợ hãi, đau khổ, mạo hiểm, tình bạn,… Chúng tạo cơ hội cho trẻ khám phá những chủ đề đầy thách thức, phù hợp với lứa tuổi.
Hình minh họa trong sách giúp trẻ liên kết với nhân vật và bối cảnh được miêu tả. Nhân vật trong sách tranh có danh tính, chủng tộc, văn hóa, và năng lực khác nhau. Điều này cho phép trẻ nhìn thấy hình bóng mình trong câu chuyện. Sách được viết dưới góc nhìn của tác giả mang đến cho trẻ trải nghiệm đa dạng, sâu sắc.
Nguồn: readingpartners
Tham khảo các sản phẩm sách thiếu nhi của Phan Thị tại đây.
1
hqur77
Great post and right to the point. I don’t know if this is in fact
the best place to ask but do you people have any thoughts
on where to hire some professional writers? Thank
you 🙂 Escape room