/
/

Màu Sắc Trong Nghệ Thuật – Phần 2

05/09/2023

Màu sắc trong nghệ thuật là công cụ mạnh mẽ, được họa sĩ sử dụng để khơi gợi cảm xúc, truyền tải thông điệp, và tạo tác động trực quan. Không chỉ vậy, nó còn sở hữu nhiều thuộc tính, đóng vai trò trong việc tạo sự hài hòa (về màu sắc), và thậm chí còn có nhiệt độ màu!

Sau đây, các bạn hãy cùng Phan Thị đi sâu xem xét tác động của màu sắc lên cảm xúc, phối màu, và cách họa sĩ nổi tiếng sử dụng màu sắc trong tác phẩm.

Tác động của màu sắc lên cảm xúc

Là họa sĩ, bạn có thể dựa vào tác động của màu sắc lên cảm xúc để tăng cường bầu không khí cho tác phẩm.

Nói chung, màu sắc có khả năng tác động mạnh mẽ đến cảm xúc con người.

Như đã đề cập, màu nóng như đỏ và cam thường gợi lên cảm giác phấn khích, tràn đầy năng lượng. Màu lạnh như xanh lục và xanh lam tạo cảm giác thư giãn hoặc buồn bã.

Không chỉ vậy, thông qua thay đổi sắc màu, giá trị màu, và độ bão hòa màu, bạn sẽ nhận được kết quả rất khác nhau.

Sử dụng màu tối cho bầu không khí ảm đạm, màu sáng cho tràn đầy năng lượng hơn!

Vì vậy, hãy sử dụng chúng một cách khôn ngoan trong tác phẩm nghệ thuật.

Phối màu

Phối màu là sự kết hợp các màu sắc đẹp mắt, tạo cảm giác cân bằng, thống nhất.

Sáu phối màu là:

+ Phối màu đơn sắc

+ Phối màu tương đồng

+ Phối màu bộ ba

+ Phối màu bổ túc

+ Phối màu bổ túc xen kẽ

+ Phối màu bộ bốn

Phối màu đơn sắc là sử dụng các biến thể của một màu để tạo hiệu ứng hài hòa, thống nhất.

Phối màu tương đồng là sử dụng màu sắc kế cận nhau trên bánh xe màu để tạo cảm giác hài hòa, gắn kết.

Phối màu bộ ba là sử dụng ba màu sắc cách đều nhau trên bánh xe màu để tạo bố cục sống động, cân bằng.

Phối màu bổ túc phối màu bổ túc xen kẽ là sử dụng màu sắc đối diện nhau và gần đối diện nhau trên bánh xe màu. Điều này dẫn đến những sự kết hợp màu sắc ấn tượng, sống động.

Sau đây là một vài ví dụ!

Phối màu đơn sắc

Phối màu đơn sắc là sử dụng một màu duy nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm nghệ thuật.

màu sắc nghệ thuật

Các mức độ bão hòa và giá trị màu trong tác phẩm đơn sắc giúp tạo tác động thị giác mạnh mẽ.

Nghiên cứu cho thấy tranh đơn sắc dễ khơi dậy sự bình tĩnh và suy xét nội tâm nơi người xem. Bằng cách sử dụng một màu duy nhất và các sắc thái của nó, họa sĩ có thể khám phá chiều sâu của màu đó.

Kỹ thuật này cho phép tập trung khám phá màu cơ bản, tạo cảm giác hài hòa, thống nhất.

Phối màu tương đồng

Ở phối màu tương đồng, màu sắc hòa quyện và tương tác hài hòa với nhau. Chúng tạo nên câu chuyện bằng hình ảnh đầy cuốn hút.

màu sắc nghệ thuật

Màu tương đồng là những màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu. Chúng mang lại cảm giác hài hòa, cân bằng, vì có màu sắc tương tự.

Bằng cách sử dụng màu tương đồng trong tác phẩm nghệ thuật, bạn có thể tạo bố cục thống nhất.

Phối màu bộ ba

Phối màu bộ ba là chọn ba màu cách đều nhau trên bánh xe màu. Chúng giúp tạo bố cục sống động, tràn đầy năng lượng, gợi lên cảm giác vui tươi, phấn khích.

màu sắc nghệ thuật

Phối màu bộ ba là công cụ mạnh mẽ cho màu sắc trong nghệ thuật, bởi nó kết hợp hài hòa ba màu cơ bản.

Đôi khi khó sử dụng; nhưng nếu bạn nắm vững phối màu bộ ba, nó sẽ là công cụ rất đắc lực.

Phối màu bổ túc

Phối màu bổ túc là sử dụng màu đối lập nhau trên bánh xe màu, chẳng hạn như đỏ cam và lục lam.

màu sắc nghệ thuật

Chúng giúp tạo bố cụ hài hòa, nổi bật, hút mắt người xem.

Các màu tương phản tôn vinh lẫn nhau, tạo trải nghiệm trực quan sống động, tràn đầy năng lượng.

Phối màu bổ túc xen kẽ

Phối màu bổ túc xen kẽ sử dụng một màu và hai màu kế cận màu bổ túc, thay vì hai màu đối diện nhau trên bánh xe màu như phối màu bổ túc.

màu sắc nghệ thuật

Chúng cho phép tạo bảng màu cân bằng, hài hòa.

Ở phối màu bổ túc xen kẽ, bạn bắt đầu với một màu cơ bản, rồi chọn hai màu kế cận màu bổ túc.

Giả sử bạn khởi đầu với màu cơ bản là màu xanh lam, màu bổ túc xen kẽ sẽ là màu cam và vàng cam.

Rất thú vị, vì chúng giúp tạo điểm nhấn cho tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ, sử dụng màu cơ bản cho điểm nhấn, hai màu kia dành cho phần còn lại của tác phẩm.

Phối màu bộ bốn

Phối màu bộ bốn là sử dụng bốn màu cách đều nhau trên bánh xe màu.

màu sắc nghệ thuật

Những màu này được tạo bằng cách sử dụng hai tập hợp màu bổ túc. Chúng dẫn đến bảng màu phong phú, bùng nổ!

Muốn phối màu bộ bốn, bạn chọn hai màu đối diện nhau (cho cặp màu bổ túc), rồi chọn cặp màu khác.

Giờ bạn chỉ dùng bốn màu đã chọn cho tác phẩm nghệ thuật.

Phối màu bộ bốn tuy rất linh hoạt với chọn lựa màu sắc phong phú, nhưng khó thực hiện!

Ví dụ về màu sắc trong nghệ thuật

Sau đây là ví dụ về cách các họa sĩ nổi tiếng sử dụng màu sắc trong nghệ thuật:

“Đêm Đầy Sao” của Van Gogh

màu sắc nghệ thuật

Sắc tím trong “Đêm Đầy Sao” của Van Gogh tạo cảm giác đam mê mãnh liệt.

 “Nighthawks” của Edward Hopper

màu sắc nghệ thuật

Sử dụng màu sắc dịu nhẹ, tương phản như xanh đậm và vàng ấm áp để tạo cảm giác cô lập, nội tâm.

Nhấn mạnh bầu không khí xa lạ, ảm đạm thông qua màu sắc.

“Bố Cục 2 Với Màu Xanh, Đỏ, Và Vàng” của Mondrian

màu sắc nghệ thuật

Tạo bố cục sống động, tràn đầy năng lượng qua sự kết hợp táo bạo của màu xanh lam và vàng.

“Vàng-Đỏ-Xanh” của Kandinsky

(hình 19)

Cuối cùng, “Vàng-Đỏ-Xanh” của Kandinsky khám phá sức mạnh cảm xúc của màu đỏ và vàng, tạo bản giao hưởng thị giác ấm áp, mãnh liệt.

Câu hỏi

Hãy cùng Phan Thị điểm qua một số câu hỏi liên quan đến sử dụng màu sắc trong nghệ thuật, phối màu, và lý thuyết màu sắc!

Lý thuyết màu sắc là gì?

Lý thuyết màu sắc là hướng dẫn về phối màu và hiệu ứng của sự kết hợp màu sắc cụ thể.

Nó giải thích cách màu sắc tương tác với nhau, cách nhìn thấy chúng dưới ánh sáng khác nhau.

Nó là một phần quan trọng trong việc tạo bảng màu cân bằng, hài hòa trong nghệ thuật.

Chất màu là gì? Và chúng liên quan thế nào đến màu sắc trong nghệ thuật?

Chất màu là chất liệu làm thay đổi màu sắc của ánh sáng phản xạ do hấp thụ chọn lọc bước sóng.

Trong nghệ thuật, chất màu là chất bột pha với nước, dầu, hoặc chất lỏng khác để tạo ra thuốc màu, mực, hoặc màu sáp. Nó tạo ra màu sắc khi quét lên bề mặt.

“Liệt kê trước màu cơ bản” có ý nghĩa gì trong nghệ thuật?

“Liệt kê trước màu cơ bản” là cách ám chỉ màu bậc ba trong nghệ thuật. Màu bậc ba được tạo bằng cách kết hợp màu cơ bản với màu thứ cấp.

Luôn liệt kê trước màu cơ bản khi đặt tên màu cấp ba. Ví dụ, “đỏ cam”, “lam lục”,…

Thuật ngữ này giúp họa sĩ nhận diện màu sắc chủ đạo trong hỗn hợp màu.

Nguồn: doncorgi

Comic Strip - Tập 1: Vũ Trụ Tình Bạn Bộ Sách 'Vì Sao Lại Thế' dành cho trẻ từ 3 đên 5 tuổi
Comic Strip – Tập 1: Vũ Trụ Tình Bạn Bộ Sách ‘Vì Sao Lại Thế’ dành cho trẻ em Tô màu công chúa

Post a comment

Các tin khác