Lần đầu tiên trải nghiệm trẻ thể hiện cảm xúc có thể là điều gì đó to tát. Hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn hỗ trợ tốt hơn phản ứng của trẻ trước những cảm xúc cơ bản. Cũng giống như đi xe đạp. Nó trở nên dễ dàng hơn theo thời gian và mức độ thực hành. Tuy nhiên, đừng quên rằng lần đầu tiên đi xe đạp có thể rất đáng sợ.
Trái ngược với trẻ, bạn là người đã trưởng thành, nên có nhiều năm kinh nghiệm đương đầu với sự thất vọng, tức giận, sợ hãi, vui sướng.
Trẻ vị thành niên có thể trải qua các cung bậc cảm xúc trên cùng một lúc, trong khi trước đây, trẻ phân chiavà tập trung vào một cảm xúc mà thôi.
Trẻ cần biết rằng không có cảm xúc tốt hay xấu. Mọi cung bậc thể hiện cảm xúc đều đáng được công nhận.
Một cách để giúp trẻ hiểu được điều này là thảo luận cởi mở với trẻ. Ngoài ra, cũng cần giúp trẻ học cách đặt tên cho cảm xúc. Đặc biệt là mô tả những gì diễn ra khi trẻ thể hiện cảm xúc.
Thấu hiểu cách trẻ thể hiện cảm xúc
Phó giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học North Carolina, Kristen Lindquist từng nói: “Người lớn có khả năng vận dụng kiến thức. Vì vậy, họ có đầy đủ thông tin tích lũy theo năm tháng sống trên cõi đời này để thấu hiểu nội tâm trong bối cảnh nhất định. Tuy nhiên, trẻ em không có kiến thức tương tự, có thể vận dụng để thấu hiểu.”
Ví dụ: Người lớn chuẩn bị ăn trưa, nổi giận đùng đùng trong cuộc họp đang diễn ra. Hiểu rõ rằng họ thực chất không nổi nóng với đồng nghiệp. Họ nổi nóng vì cần ăn trưa.
Trẻ em không có kiến thức để tạo mối liên kết như vậy. Bởi nó đi kèm với tuổi tác và kinh nghiệm.
Lindquist cho biết: “Trẻ hoàn toàn mất kiểm soát vì chúng kiệt sức và đã đến giờ nghỉ trưa. Đây thực sự là nguyên nhân khiến trẻ thể hiện cảm xúc đi trệch hướng.”
Tại sao trẻ cần tìm hiểu về cách thể hiện cảm xúc?
Bằng chứng cho thấy trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình có khả năng tập trung tốt hơn, mối quan hệ xã hội rộng mở hơn, và dễ đồng cảm hơn.
Chỉ số EI cao cũng liên quan đến thành tích học tập tốt hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ dễ đồng cảm sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong xây dựng mối quan hệ.
Ngược lại, khi trẻ cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ về cảm xúc hoặc phản ứng cảm xúc của mình, điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng kết nối của trẻ với người khác.
Bạn làm gì để giúp trẻ hiểu và thể hiện cảm xúc
Đối với trẻ nhỏ, bạn đặt tên cho cảm xúc của trẻ. Ví dụ, nếu trẻ giận dỗi khi đến giờ rời sân chơi, hãy thừa nhận rằng trẻ giận dỗi khi bạn phải rời đi. Nó giúp trẻ kết nối từ nhận diện với cảm xúc của chúng.
Thay vì chỉ nói, “Chà, con trông có vẻ tồi tệ,” hãy nói rằng, “Chà, con trông có vẻ buồn bã, giận dỗi, sợ hãi,…”
Thảo luận với trẻ về cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện.
Theo một nghiên cứu cho thấy, đọc tác phẩm hư cấu thực sự góp phần mở rộng tầm hiểu biết của trẻ về cảm xúc của người khác.
Thường xuyên đọc sách cùng trẻ, chỉ ra nhân vật có những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ. Trẻ phản ứng tốt hơn với hình minh họa.
Một trong những cách người lớn giúp trẻ điều chỉnh cảm xúc là không [nhấn] nút sinh học khiến trẻ mất kiểm soát.
Cần phản ứng với những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ của trẻ. Đồng thời, bạn không phán xét hoặc để ảnh hưởng đến cảm xúc của chính bạn.
Bình tĩnh tiếp cận trẻ, hỏi chuyện gì đã xảy ra và tại sao, suy nghĩ về các giải pháp xử lý vấn đề tương tự trong tương lai, giúp trẻ đặt tên cho các cảm xúc và điều chỉnh chúng.
Làm gì nếu trẻ không muốn kể cho bạn nghe về cảm xúc của chúng?
Không giống như trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên có thể trải qua nhiều cảm xúc mạnh mẽ cùng một lúc.
Trẻ vị thành niên chưa đủ hiểu để có thể nói ra cảm xúc của mình, tại sao lại cảm thấy như vậy, và nên đối phó với nó như thế nào.
Thẳng thắn về các cảm xúc của chính bạn và những chiến lược quản lý cảm xúc như: liệu pháp, thuốc men, hay tập thể dục. Có thể giúp trẻ phát triển khả năng hiểu biết về cảm xúc.
Khi nào bạn nên cân nhắc trị liệu cho trẻ?
Đối với hầu hết trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, học cách thể hiện và điều chỉnh cảm xúc là một quá trình học tập tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy trẻ gặp khó khăn trong thể hiện và điều chỉnh cảm xúc. Thì hãy liên hệ với chuyên gia sức khỏe tâm thần để được giúp đỡ.
Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (National Institute of Mental Health – NIMH) khuyến nghị bạn nên cân nhắc trị liệu cho trẻ nếu trẻ có những hành vi bất thường:
- Diễn ra trong nhiều tuần qua.
- Khiến bạn lo lắng.
- Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường ở nhà, ở trường, hoặc với bạn bè.
Những dấu hiệu khác của trẻ nhỏ cần nhà trị liệu đánh giá:
- Thường xuyên nổi giận.
- Khó ngủ.
- Thường xuyên nói về nỗi sợ hãi hoặc lo lắng.
- Kêu đau đầu hoặc đau bụng không rõ nguyên nhân.
Những dấu hiệu của trẻ vị thành niên cần nhà trị liệu đánh giá:
- Mất hứng thú với những hoạt động yêu thích trước đây.
- Khó ngủ.
- Tập thể dục hoặc ăn kiêng quá mức.
- Tránh giao tiếp xã hội với bạn bè hoặc gia đình.
Tiếp theo là gì?
Nhận diện và cởi mở về cảm xúc là một hành trình, không phải đích đến. Hãy nhớ rằng, các cảm xúc đều mới mẻ đối với trẻ.
Bạn giúp trẻ hiểu và điều chỉnh cảm xúc bằng cách:
- Thảo luận cởi mở về các cảm xúc.
- Đặt tên cho cảm xúc.
Càng cởi mở về cảm xúc của chính mình, bạn càng giúp trẻ quản lý những cảm xúc mới mẻ. Học cách thể hiện và điều chỉnh cảm xúc trước mọi người.
Nguồn: psychcentral