Ba mẹ đang cố gắng giúp trẻ học một ngôn ngữ mới? Bất kể đó là quốc ngữ hay đơn giản là một ngôn ngữ nước ngoài. Học ngôn ngữ mới sẽ rất tốt cho sự phát triển của trẻ, nó giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng sống quan trọng như: lắng nghe, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện.
Bài viết này giúp ba mẹ hỗ trợ trẻ học và thực hành tại nhà. Trong quá trình trẻ rèn luyện kỹ năng, ba mẹ cũng có thể dạy cho trẻ biết rằng mắc sai lầm không có gì đáng sợ. Nó là một phần của quá trình học tập.
Những bí quyết dưới đây sẽ được Phan Thị phân theo độ tuổi, nhiều bí quyết áp dụng cho trẻ ở mọi lứa tuổi và trình độ. Ba mẹ có thể áp dụng bí quyết nào phù hợp với trẻ nhà mình nhất.
Đối với trẻ 3 – 8 tuổi
Cho dù trẻ ở độ tuổi nào, hãy để trẻ tự chọn sách của mình.
Trẻ rất có thể sẽ sẵn sàng học tập hơn nếu chúng hứng thú với những gì đang đọc. Nếu trẻ thực sự yêu thích một bộ sách nào đó, chúng sẽ đọc đi đọc lại mãi không chán. Đọc đi đọc lại câu chuyện nhiều lần sẽ giúp trẻ làm quen với từ ngữ, ý nghĩa, và ngữ điệu.
Cùng nhau đọc to hoặc nghe sách nói (audio book)
Âm thanh là một phần quan trọng của quá trình học ngôn ngữ mới. Thật tuyệt vời khi các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau, chia sẻ những câu chuyện, và trẻ sẽ được hưởng lợi từ việc lắng nghe chúng. Hãy cố gắng liên kết những câu chuyện ba mẹ đọc cùng trẻ với những trải nghiệm riêng trẻ. Những cuộc thảo luận sẽ giúp trẻ hiểu câu chuyện và suy nghĩ về những gì chúng nghe được.
Tham gia các buổi đọc sách tại thư viện, nhà văn hóa thiếu nhi
Nhiều thư viện, nhà văn hóa thiếu nhi thường tổ chức sự kiện kể chuyện, đọc sách bằng các ngôn ngữ khác nhau. Hãy thử đưa trẻ đến đây để trẻ có cơ hội luyện đọc, nghe, và nói với các bạn. Điều này sẽ giúp ích cho khả năng nghe, nói của trẻ, đồng thời sẽ giúp trẻ học được các kỹ năng sống.
Biến đọc sách thành những trải nghiệm thú vị
Ba mẹ có thể khuyến khích trẻ thực hành ngôn ngữ bằng cách biến đọc sách thành những trải nghiệm thú vị. Mỗi khi rãnh rỗi, hãy cùng nhau cầm sách lên đọc. Thay đổi không gian đọc sách, tại công viên hay thư viện. Thiết kế góc đọc sách tại nhà, nơi mọi thành viên trong gia đình cũng là một ý kiến tốt. Điều này có thể hình thành thói quen đọc sách cho trẻ và giúp trẻ yêu thích việc đọc sách hơn.
Đối với trẻ 9 – 12 tuổi trở lên
Tìm phiên bản ngôn ngữ khác của cuốn sách mà trẻ yêu thích
Đừng ngại khuyến khích trẻ đọc lại cuốn sách yêu thích ở ngôn ngữ thứ hai (hoặc thứ ba). Đọc bản dịch cuốn sách quen thuộc có thể tiết lộ nhiều điều hơn ngoài câu chuyện. Trẻ sẽ học được các thành ngữ, từ vựng, ngữ pháp, và văn hóa ở nhiều quốc gia khác.
Thảo luận dựa trên những cuốn sách đã đọc
Việc này cho trẻ cơ hội đặt câu hỏi, suy nghĩ về những gì đã đọc, và tạo mối kiên kết giữa các ngôn ngữ. Trẻ sẽ hiểu sâu hơn về câu chuyện, cũng như khám phá các góc nhìn khác nhau.
Cùng nhau sáng tác câu chuyện
Không nhất thiết phải là người kể chuyện giỏi. Trong các buổi đọc sách cùng trẻ, ba mẹ nên sử dụng từ ngữ đơn giản để kể cho trẻ nghe về câu truyện. Sau đó, giúp trẻ sáng tác câu chuyện của riêng mình dựa trên những cuốn sách đã đọc.
Tập viết thường xuyên hơn
Đọc và viết đi đôi với nhau giúp hình thành nên kỹ năng vô cùng cần thiết cho trẻ. Một khi kỹ năng đọc của trẻ đã phát triển, hãy cố gắng giúp trẻ tập viết thường xuyên hơn. Hãy bắt đầu từ việc giúp trẻ ghép câu. Mỗi tuần dành ra một khoảng thời gian nhỏ để tập viết cùng trẻ. Sau đó chia sẻ trong những buổi tối cùng gia đình.
Tìm mua những đầu sách thú vị hỗ trợ trẻ học và thực hành ngôn ngữ mới tại: SÁCH CHO TRẺ