/
/
dạy trẻ học viết tên mình

MẸO HAY DẠY TRẺ HỌC VIẾT TÊN MÌNH

22/11/2023

Dạy trẻ học viết tên mình là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng đọc viết. Viết tên là một kỹ năng thiết yếu. Ngoài ra, nó còn cho thấy trẻ tiến bộ trong phát triển kỹ năng đọc viết.

Sau đây, Phan Thị sẽ bật mí những mẹo hay giúp bạn dạy trẻ học viết tên mình, nhất là khi bạn đang chuẩn bị cho trẻ đi học mẫu giáo.

dạy trẻ học viết tên mình

Khi nào thì dạy trẻ học viết tên mình?

Giống như hầu hết quá trình phát triển khác, trẻ phát triển kỹ năng đọc viết ở các độ tuổi khác nhau. Trẻ 2 – 5 tuổi thường bắt đầu tỏ ra thích thú với hoạt động đọc viết.

Nhìn chung, trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) đều viết và nhận biết được tên mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa trẻ đã đọc viết thuần thục.

Học chữ

Nó chỉ cho thấy trẻ đang trong giai đoạn phát triển kỹ năng nhận biết tên và đọc viết.

Nét chữ của trẻ mới biết viết thường nguệch ngoạc. Hoặc chỉ là hình vẽ đơn giản, thể hiện ý tưởng. Trẻ 2 tuổi bắt chước chữ viết qua hình vẽ thể hiện ý tưởng của chúng.

Bắt chước chữ viết trên giấy

Khi kỹ năng viết của trẻ tiến bộ, bạn sẽ thấy chữ viết dưới dạng chuỗi chữ cái khi trẻ cố gắng thể hiện suy nghĩ của mình trên giấy. Khi trẻ tiếp tục phát triển kỹ năng đọc viết, khả năng viết của chúng sẽ tiến bộ. Điều này đặc biệt đúng khi trẻ liên tục tiếp xúc, thực hành ngôn ngữ viết.

Khi kỹ năng viết tiếp tục phát triển, các hoạt động viết đúng tên và chữ cái trở thành một phần của quá trình đọc viết.

Hoạt động viết tên cho trẻ mẫu giáo và trẻ trước tuổi đến trường

Khi trẻ nắm vững bảng chữ cái và viết chữ thuần thục hơn, bạn giúp trẻ thực hành kỹ năng viết thông qua các hoạt động.

Chọn hoạt động, rồi điều chỉnh sao cho chúng phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ. Bằng cách khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn, bạn giúp mở đường cho trải nghiệm viết thành công.

Muốn dạy trẻ học viết tên mình, hãy thử những hoạt động sau:

1. Nhận biết chữ cái

Giúp trẻ nhận biết và phát âm chữ cái trong tên của mình. Đây không nhất thiết là hoạt động “rèn luyện kỹ năng.”

Thay vào đó, hãy biến việc hướng dẫn thành trò chơi và trò chuyện.

Ví dụ, khi đi dạo cùng con, bạn chỉ chữ cái đầu tiên trên biển báo dừng, nói từ “Stop,” rồi giải thích chữ S tạo thành âm /s/.

Lấy ngón tay vẽ hình chữ S trong không khí. Nói nó trông giống như con rắn hay đường lượn sóng.

Nhắc trẻ rằng chữ S trong từ “Stop” cũng phát âm /s/ như chữ S trong từ “Sơn,” tên của trẻ.

Những tương tác đọc viết này có thể diễn ra tự phát, ít cần sự chuẩn bị. Chúng mang lại cơ hội học tập thực sự, và trò chuyện xoay quanh ngôn ngữ. Theo thời gian, chúng sẽ góp phần củng cố khả năng nhận biết chữ cái của trẻ.

2. Sao chép

dạy trẻ học viết tên mình

Cho trẻ thực hành kỹ năng sao chép chữ cái theo nhiều cách khác nhau.

Có thể thực hiện bằng cách di ngón tay lên chữ cái, viết chữ cái bằng bút chì hay bút sáp màu, vẽ chữ cái lên khay cát.

Các hoạt động viết khác cũng góp phần dạy trẻ học viết tên mình.

Bạn cùng con tập viết chữ cái trên giấy có dòng kẻ. Sau đó, bạn xóa chữ cái đi, rồi để con tự viết mà không cần hướng dẫn.

3. Thực hành kỹ năng vận động tinh

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động như cắt theo đường kẻ, tô màu, vẽ tranh, gấp giấy, hay chơi nặn bột. Đây là cách tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng vận động tinh cần thiết cho viết tên.

4. Viết trên khay cát

Đối với hoạt động này, tìm một cái khay sâu, rồi đổ cát mịn vào khay. Cho trẻ dùng ngón tay hay bút chì tập viết tên trên cát.

Trẻ có thể lắc khay cho cát lắng lại và tập viết nhiều lần. Trải nghiệm xúc giác này giúp nâng cao khả năng nhận biết chữ và kỹ năng vận động tinh.

5. Viết trên kem cạo râu

Xịt lượng nhỏ kem cạo râu lên mặt bàn, hay vào khay giống như vẽ trên khay cát.

Thoa kem ra xung quanh. Viết chữ trên bề mặt. Cho trẻ thoa kem cạo râu và tập viết tên mình nhiều lần.

6. Bột nặn

dạy trẻ học viết tên mình

Đối với hoạt động tạo hình chữ cái, bạn chỉ cần viết tên con lên tờ giấy.

Sau đó, cho con sử dụng bột nặn để tạo hình chữ cái. Đây là cách tập viết tên thú vị.

7. Túi zipper

Đổ lượng bột và nước bằng nhau (một lượng nhỏ là đủ) cùng một giọt màu thực phẩm vào túi zipper

Loại bỏ không khí ra khỏi túi. Ấn phẳng túi.

Sau đó, trẻ có thể lấy ngón tay viết lên túi. Hoặc tập cầm bút khi viết bằng vật có đầu mềm.

Áp lực sẽ tạo ra vết lõm xuyên qua bột nhão trong túi. Vuốt thẳng túi và bắt đầu lại.

8. Bản đồ chữ cái

Vẽ tên con bạn lên tờ giấy lớn. Sau đó, dán tờ giấy đó lên tường.

Cho con thực hiện hoạt động dò tìm tên bằng cách chạy xe đồ chơi lên mẫu chữ cái.

Điều này giúp trẻ thực hành và làm quen với hình dạng chữ cái trong tên của mình.

9. Bút marker, bút sáp màu, bút xóa

Cung cấp bút marker, bút thơm, bút xóa, hay bút sáp màu cho trẻ.

Dạy trẻ tập viết tên mình bằng nhiều công cụ khác nhau. Việc này không chỉ giúp tăng thêm yếu tố sáng tạo cho chữ viết, mà còn là cách thú vị để tạo hình chữ viết tay.

Sử dụng nhiều công cụ viết cũng giúp rèn luyện kỹ năng vận động tinh.

10. Tìm chữ cái

Tìm hiểu chữ cái và cách phát âm tên con mình. Sau đó cùng con đi tìm chữ cái. Trong lúc lái xe, bạn có thể nói:

+ “Trên tấm bảng kia có âm /h/giống như trong tên của con, con chỉ cho mẹ thấy được không?”

+ “Con chỉ cho mẹ xem có bao nhiêu âm /m/ trên hộp ngũ cốc này?”

+ “Con thấy trên bức tường kia có bao nhiêu âm /k/?”

Đây là cách đơn giản để giúp trẻ nhận thức rõ hơn về chữ viết xung quanh mình.

11. “Dán nhãn cho nó!”

Dán nhãn cho phòng ngủ, ngăn kéo, tủ quần áo, hay thùng đồ chơi của con. Cách làm tuy đơn giản, song nó cho trẻ thấy tên mình gắn liền với đồ vật nào đó.

Nếu bạn muốn tiến xa hơn, hãy để con tự viết tên mình, rồi sử dụng nó làm nhãn dán.

Dán nhãn cho đồ vật thậm chí còn có ý nghĩa hơn nữa khi trẻ nhìn thấy tên mình trong chữ viết của chúng.

12. Câu đố về tên

Cho trẻ sử dụng đồ chơi xếp chữ, bảng chữ cái từ tính, hay thậm chí mảnh giấy ghi chữ cái trên đó để đánh vần tên mình.

Trộn chữ cái mang tên con với những chữ cái khác. Sau đó, yêu cầu con sắp xếp chữ cái trong tên chúng theo đúng thứ tự.

13. Sách! Sách! Sách!

Một trong những cách tốt nhất để giúp con đọc thông viết thạo là cho chúng đắm mình trong môi trường văn học.

Thường xuyên đọc sách cùng con. Trò chuyện với con về những chuyện bạn vừa kể. Khuyến khích con bày tỏ suy nghĩ về câu chuyện dưới dạng văn viết.

Những trải nghiệm này sẽ giúp xây dựng niềm đam mê đọc sách, và sự tự tin vào khả năng đọc viết.

Dạy trẻ học viết tên mình trước khi vào mẫu giáo

Dạy trẻ học viết tên mình là một bước quan trọng trong hành trình học tập của chúng. Điều quan trọng cần ghi nhớ là trẻ phát triển kỹ năng đọc viết theo nhịp độ riêng. Chúng cần sự kiên nhẫn hướng dẫn và hỗ trợ.

Ngay cả khi trẻ viết chữ không rõ ràng, bạn cần hiểu rằng đây là bước hướng tới mục tiêu lớn hơn. Giúp trẻ trở thành người học tập suốt đời, tự tin vào khả năng đọc viết.

Trẻ cần được động viên, hướng dẫn khi bước chân vào hành trình học tập.

Ăn mừng cột mốc và thành tích viết chữ của trẻ, chẳng hạn như viết đúng tên mình. Việc này có tác động rất lớn đến sự tự tin của trẻ. Đồng thời, nó còn là hành trang cho trẻ bước vào trường mẫu giáo.

Nguồn: familyeducation

Tham khảo một số sản phẩm sách truyện thiếu nhi của Phan Thị tại đây.

Post a comment

Các tin khác