/
/
Màu sắc trong nghệ thuật

Màu Sắc Trong Nghệ Thuật – Phần 1

05/09/2023

Màu sắc trong nghệ thuật? Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng các sắc thái và sắc màu khác nhau hay sao?

Vâng, màu sắc trong nghệ thuật còn làm được nhiều hơn thế nữa.

Nó là công cụ mạnh mẽ, được họa sĩ sử dụng để khơi gợi cảm xúc, truyền tải thông điệp, và tạo tác động trực quan.

Không chỉ vậy, nó còn sở hữu nhiều thuộc tính, đóng vai trò trong việc tạo sự hài hòa (về màu sắc), và thậm chí còn có nhiệt độ!

Sau đây, các bạn hãy cùng Phan Thị đi sâu xem xét màu sắc trong nghệ thuật và bánh xe màu.

Điểm chính màu sắc trong nghệ thuật 

+ Màu sắc trong nghệ thuật là công cụ mạnh mẽ để khơi gợi cảm xúc và truyền tải thông điệp.

+ Hiểu biết về lý thuyết màu sắc và bánh xe màu cho phép họa sĩ thử nghiệm các cách phối màu khác nhau.

+ Các màu cơ bản (đỏ, xanh lam, và vàng) là nền tảng của tất cả các màu khác.

Định nghĩa màu sắc trong nghệ thuật

Màu sắc trong nghệ thuật góp phần mang lại sức sống và cảm xúc cho bức tranh hoặc tác phẩm điêu khắc.

Nó bắt nguồn từ ánh sáng phản xạ, nhìn thấy bằng mắt thường, được bộ não diễn giải theo bước sóng ánh sáng.

Nó đề cập việc sử dụng các thuộc tính khác nhau của màu sắc để cho ra tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt.màu sắc nghệ thuật

Là họa sĩ, bạn có thể khai thác nhiệt độ màu, các thuộc tính và phối màu sao cho hiệu quả nhất.

Các thuộc tính của màu sắc trong nghệ thuật

Muốn tìm hiểu về các thuộc tính của màu sắc trong nghệ thuật, bạn cần nắm rõ ba khái niệm sau:

+ Sắc màu (color hue)

Thể hiện sắc thái cụ thể của một màu cụ thể, chẳng hạn như đỏ hoặc xanh.

+ Giá trị màu (color value)

Thể hiện độ sáng tối của một màu.

+ Độ bão hòa màu (color saturation)

Thể hiện cường độ hoặc độ thuần khiết của một màu.

Bằng cách vận dụng 3 thuộc tính trên của màu sắc, bạn có thể thay đổi hoàn toàn tác phẩm nghệ thuật!

Sắc màu trong nghệ thuật

Sắc màu thể hiện dạng thuần khiết nhất của một màu, chẳng hạn như tím hoặc đỏ. Vì vậy, có thể định nghĩa sắc màu là tên của màu sắc bạn đang sử dụng.màu sắc nghệ thuật

Muốn điều chỉnh màu cơ bản, bạn có thể thay đổi giá trị và cường độ màu.

Giá trị màu trong nghệ thuật

Giá trị màu thể hiện độ sáng tối của một màu.

Là họa sĩ, bạn có thể làm cho tác phẩm tối hơn hoặc sáng hơn bằng cách thay đổi giá trị màu.màu sắc nghệ thuật

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo sự tương phản theo cách này!

Độ bão hòa màu (Cường độ màu) – Màu sắc trong nghệ thuật 

Độ bão hòa màu thể hiện cường độ và độ thuần khiết của một màu.

Chủ thể có độ bão hòa cao thường nổi bật, sống động hơn chủ thể có độ bão hòa thấp.màu sắc nghệ thuật

Bạn có thể điều chỉnh nó để tạo sự tương phản giữa các chủ thể, thậm chí hướng sự chú ý của người xem vào tác phẩm!

Bánh xe màu sắc trong nghệ thuật 

Bánh xe màu (color wheel) là nơi quy tụ tất cả các màu cơ bản, màu thứ cấp, và màu bậc ba.

Nó được Isaac Newton phát minh vào thế kỷ 17 khi ông uốn cong phổ màu thành hình tròn.màu sắc nghệ thuật

Màu cơ bản (primary color) là nền tảng của tất cả các màu khác. Không thể tạo bằng cách kết hợp các màu khác với nhau.

Màu thứ cấp (secondary color) được tạo bằng cách kết hợp 2 màu cơ bản với nhau, cho nhiều sắc màu sống động.

Màu bậc ba (tertiary color) được tạo bằng cách kết hợp màu cơ bản với màu thứ cấp kế cận, cho sắc thái phong phú, phức tạp.

Hãy cùng điểm qua từng màu trong bánh xe màu!

Màu cơ bản trong nghệ thuật 

Màu cơ bản là màu chủ đạo trong bảng màu và phổ màu.

Những màu này không thể được tạo ra bằng cách kết hợp các màu khác với nhau. Đây là lý do tại sao chúng được gọi là màu cơ bản. Chúng cần thiết cho nghệ thuật và thiết kế.màu sắc nghệ thuật

Các màu cơ bản là:

+ Đỏ

+ Xanh lam

+ Vàng

Màu đỏ thường gắn liền với niềm đam mê, sinh lực, và sự phấn khích.

Màu xanh lam được biết đến với tác dụng xoa dịu. Chúng thường gắn liền với sự yên bình và tin tưởng.

Màu vàng gắn liền với hạnh phúc, tích cực, và lạc quan.

Không có chúng, sẽ không có màu thứ cấp và màu bậc ba như trình bày dưới đây!

Màu thứ cấp

Bằng cách kết hợp các màu cơ bản với nhau, họa sĩ có thể tạo ra màu thứ cấp.

Ví dụ, kết hợp màu vàng với màu xanh lam sẽ cho ra màu xanh lục.màu sắc nghệ thuật

Các màu thứ cấp là:

+ Màu cam

+ Màu xanh lục

+ Màu tím

Màu thứ cấp thường được sử dụng nghệ thuật và thiết kế để tạo sự tương phản, sự cân bằng, và thu hút thị giác.

Màu bậc ba

Màu bậc ba được tạo ra bằng cách kết hợp màu cơ bản với màu thứ cấp kế cận.

Những màu này cho sắc thái đa dạng, phong phú.màu sắc nghệ thuật

Sáu màu bậc ba là:

+ Màu đỏ cam: Màu đỏ cam ấm áp, rực rỡ. Được tạo bằng cách kết hợp màu đỏ với màu cam theo tỷ lệ bằng nhau.

+ Màu vàng cam: Màu vàng cam ấm áp, đậm đà. Được tạo bằng cách kết hợp màu cam với màu vàng theo tỷ lệ bằng nhau.

+ Màu vàng xanh lục: Màu vàng xanh lục tươi sáng, sống động. Được tạo bằng cách kết hợp màu vàng với màu xanh lục theo tỷ lệ bằng nhau.

+ Màu xanh mòng két: Màu xanh mòng két tươi mát, trang nhã. Được tạo bằng cách kết hợp màu xanh lục với màu xanh lam theo tỷ lệ bằng nhau.

+ Màu tím: Màu tím đậm sang trọng. Được tạo bằng cách kết hợp màu xanh lam với màu đỏ tía theo tỷ lệ bằng nhau.

+ Màu đỏ thẫm: Màu đỏ thẫm sống động. Được tạo bằng cách kết hợp màu đỏ tía với màu đỏ theo tỷ lệ bằng nhau.

Màu bậc ba là khía cạnh quan trọng trong định nghĩa về màu sắc trong nghệ thuật. Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy trong các chất màu tự nhiên.

Nhiệt độ màu

Khi nhắc đến nhiệt độ màu, là chúng ta đang nói đến màu sắc hiển thị ra sao trong mắt người xem.

Và điều quan trọng là phải hiểu được sự khác biệt giữa màu nóng và màu lạnh, cũng như tác động của chúng lên cảm xúc!

Màu nóng và màu lạnh

Bạn có thể sử dụng hiệu quả màu nóng và màu lạnh cho tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, bạn nên biết sử dụng nhiệt độ màu nào.màu sắc nghệ thuật

Màu nóng như đỏ và vàng gắn liền với sinh lực, niềm đam mê, và sự ấm áp. Màu lạnh như xanh lục và xanh lam gợi lên cảm giác êm đềm, tĩnh lặng.

Vì vậy, nếu tạo khung cảnh sôi động, tràn đầy năng lượng, hãy chọn màu nóng. Còn nếu muốn tạo khung cảnh yên bình, hoặc ảm đạm, hãy chọn màu lạnh.

Bạn có thể tạo hiệu ứng tương phản thông qua sử dụng màu nóng tương phản với màu lạnh.

Nhớ thử nghiệm cả hai mức nhiệt độ màu mỗi khi bạn cân nhắc giữa màu nóng và màu lạnh.

Nguồn: doncorgi

Xem một số sản phẩm của Phan Thị tại đây

Postcard Art Tô Màu Bộ Sách 'Vì Sao Lại Thế' dành cho trẻ từ 3 đên 5 tuổi Truyện tranh comic strip tập 3: vũ trụ học đường
Postcard Art Tô Màu Bộ Sách ‘Vì Sao Lại Thế’ dành cho trẻ em Comic Strip Vũ Trụ Học Đường Tập 3

Post a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các tin khác