Dạy trẻ tự lập là điều quan trọng. Nhưng không hề dễ dàng. Sau đây là một số việc đơn giản bạn có thể làm hằng ngày để dạy trẻ tự lập hơn.
Là cha mẹ, một trong những mục tiêu nuôi dạy con cái của chúng ta là dạy trẻ tự lập. Tuy nhiên, trở nên tự lập và sống có trách nhiệm không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với chúng. Hoặc cha mẹ không dễ “buông tay” để chúng tự lập. Nguyên nhân một phần là do bản năng làm cha mẹ. Chúng ta thường làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn với trẻ. Cứu trẻ khỏi những sai lầm. Và hạn chế trải nghiệm đối mặt với thất bại.
Tuy nhiên, trẻ cần được thử thách để phát triển các kỹ năng, lòng kiên trì, can đảm, và sự tự lực. Dạy trẻ tự lập tuy mất thời gian công sức, nhưng phần thưởng sẽ rất xứng đáng.
Sau đây, Phan Thị xin “bật mí” 6 việc nhỏ bạn có thể làm hằng ngày để dạy trẻ tự lập hơn.
6 việc nhỏ bạn có thể làm hằng ngày để dạy trẻ tự lập hơn
1. Để trẻ mắc sai lầm
Thoạt nghe thì có vẻ phản trực quan, nhưng để trẻ mắc sai lầm sẽ dạy chúng cách thành công trong cuộc sống. Khi trẻ mắc lỗi, hãy nói cho trẻ biết rằng không sao cả. Sau đó, giúp trẻ nghĩ cách làm tốt hơn cho lần sau. Đồng thời, đưa ra chiến lược giải quyết vấn đề nếu cần. Sai lầm nên được xem là cơ hội để học hỏi.
Sai lầm có thể từ nhỏ như không chịu mang theo dù khi dự báo thời tiết có mưa đến lớn như bài kiểm tra bị điểm kém do quyết định đợi đến khuya mới chịu học bài. Thật khó khăn khi nhìn trẻ khó chịu hoặc thất vọng với sự lựa chọn của mình. Nhưng làm vậy sẽ giúp trẻ trưởng thành. Nâng cao lòng tự trọng và khả năng ứng phó với nghịch cảnh.
Thật không dễ dàng khi chứng kiến con mình vật lộn với vấn đề nào đó. Nhưng nếu bạn dạy chúng rằng thất bại chỉ là sự phản hồi, nó sẽ giúp chúng trưởng thành. Với tư duy đó, trẻ sẽ tự tin vượt qua khó khăn. Và đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn trong tương lai.
2. Cho trẻ làm việc nhà
Khuyến khích trẻ đảm nhận những công việc như dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi, giúp cất đồ, và dọn phòng. Đảm bảo bạn giao cho trẻ những công việc cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Trẻ sẵn sàng phụ giúp nhiều hơn khi cảm thấy mình thực sự đóng góp cho gia đình.
Công việc không nhất thiết phải lớn lao. Chỉ cần nó đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ và lên kế hoạch. Ví dụ, nếu thấy quần áo chất đống, thử hỏi xem chúng nghĩ điều gì sẽ xảy ra. Khuyến khích chúng mang quần áo đến máy giặt. Xem chúng có thể giúp bạn cho quần áo vào máy giặt được không. Chúng có thể muốn giúp bạn bấm nút. Thật tuyệt! Đây là tất cả những việc cần làm trước khi giặt giũ. Và bằng cách cho trẻ tham gia, bạn cho chúng cảm giác được trao quyền. Cuối cùng, đến một lúc nào đó, trẻ có thể tự giặt quần áo của mình.
3. Trao cho trẻ quyền tự do lựa chọn nhưng trong giới hạn
Cho trẻ tự do lựa chọn trong phạm vi cho phép là cách tuyệt vời để trao quyền cho chúng. Giúp chúng tự tin ra quyết định và xây dựng ý thức trách nhiệm. Điều này có nghĩa là cho trẻ quyền quyết định mặc áo màu xanh hay màu đỏ, hoặc cho phép chúng dẫn bạn học về nhà. Khi có thể tự đưa ra lựa chọn, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để tùy cơ ứng biến và tự làm tự chịu.
Đừng quên trẻ có thể bị choáng ngợp nếu chúng có quá nhiều lựa chọn.
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự đưa ra quyết định (và học hỏi từ những sai lầm) là cách cha mẹ cho con thấy rằng sở thích, ý tưởng, mong muốn, và nhu cầu của chúng cần được tôn trọng và đánh giá cao. Trẻ càng có nhiều đưa ra lựa chọn thì càng tốt.
Đừng quên trẻ có thể bị choáng ngợp nếu chúng có quá nhiều lựa chọn. Vì vậy, thay vì nói hôm nay con muốn làm gì? Hãy hỏi xem chúng thích chơi ngoài sân hay đi bộ đường dài. Cố gắng đưa ra 2 – 3 lựa chọn mà bạn cảm thấy yên tâm. Nó sẽ giúp bạn nói “có” bất kể chúng chọn cái nào. Ngoài ra, khi trao cho trẻ quyền tự do lựa chọn, bạn nhớ đặt ra các quy tắc, chỉ dẫn, hoặc giám sát cần thiết.
Trẻ ắt hẳn sẽ bối rối. Điều đó có nghĩa con bạn chưa sẵn sàng cho đặc quyền mới. Trong trường hợp này, hãy can thiệp để trẻ hành xử có trách nhiệm, hoặc giữ an toàn cho chúng. Mất đặc quyền sẽ đóng vai trò như là hậu quả tự nhiên. Vì vậy, thay vì tập trung vào lỗi sai của con, hãy giúp chúng xây dựng kỹ năng cần thiết để lấy lại quyền tự do trong tương lai khi đã sẵn sàng.
4. Tạo không gian riêng cho trẻ
Trẻ cần không gian riêng để học tập và phát triển. Và chúng sẽ khó trở nên tự lập nếu không có cơ hội sống tự lập thực sự. Dạy trẻ tự lập bằng cách tạo cơ hội cho chúng khám phá mà không bị giám sát quá mức. Nếu trẻ đang chơi trong phòng khác, hãy để chúng chơi mà không có bạn bên cạnh (hoặc nếu phải kiểm tra, bạn hãy thực hiện một cách kín đáo). Nếu thấy trẻ xung đột với anh chị em hoặc bạn bè, hãy cho chúng cơ hội dàn xếp trước khi bạn can thiệp.
Để trẻ đi tung tăng phía trước bạn trên vỉa hè (sử dụng óc phán đoán dựa trên tình hình giao thông trên đường và sự sẵn sàng của trẻ). Cho trẻ đi lấy thư nếu hòm thư nằm ở một khoảng cách an toàn. Cho chúng cơ hội vào quán ăn, đặt món, và trả tiền cho bữa trưa trong khi bạn đứng quan sát từ một vị trí an toàn.
Mỗi ngày cố gắng tìm ít nhất một việc cho trẻ tự làm mà không cần bạn bên cạnh. Đó có thể là treo áo khoác, cho chó ăn, hoặc đóng gói cơm trưa mang đi học.
5. Tránh sửa sai quá mức
Tránh sửa sai cho con mỗi khi chúng cố gắng làm điều gì đó một cách độc lập. Ví dụ, nếu bạn yêu cầu con dọn giường, và nó vẫn còn xộc xệch, hãy kiềm chế mong muốn sửa lại cho ngay ngắn. Luôn tâm niệm rằng sự hoàn hảo không phải là mục tiêu. Mục tiêu là cho trẻ cơ hội gánh vác trách nhiệm. Con bạn sẽ không muốn tiếp tục cố gắng nếu mỗi lần cố gắng, chúng đều cảm thấy không làm theo ý của bạn.
6. Tính đến yếu tố tự lập khi thiết kế không gian sống
Cách bạn sắp xếp không gian sống sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự lập của trẻ. Con bạn có thể với tay lấy chén đĩa, khăn ăn được không? Có bình đựng nước cho trẻ rót ra ly nếu khát nước hay không? Bạn có giỏ đựng đồ để trẻ tự mang quần áo đến máy giặt không? Trẻ có thể tiếp cận bồn rửa tay và xà phòng không cần trợ giúp không?
Hãy nghĩ cách làm tăng khả năng con bạn tự làm một mình. Ví dụ, bạn sử dụng giá treo thấp cho trẻ dễ lấy quần áo. Gắn móc ngang tầm mắt để trẻ treo ba lô sau giờ học. Đặt ghế thang trong bếp để trẻ lấy đồ ăn trong tủ lạnh mà không cần trợ giúp.
Lời kết
Dạy trẻ tự lập vừa là món quà vừa là một cuộc đấu tranh. Nên nhớ rằng, cha mẹ chăm lo cho con càng nhiều, con càng mất đi khả năng tự lập. Hãy dừng lại và tự hỏi: Chúng có thể tự làm việc này được không? Tôi có làm hộ con quá nhiều hay không? Nếu có, hãy ghi nhớ câu nói này của Maria Montessori: “Đừng làm hộ con những việc chúng có thể làm được.” Chìa khóa để dạy trẻ tự lập là tự tin và chủ động cho phép chúng được tự lập.
Nguồn: parents
Tham khảo một số sản phẩm của Phan Thị tại đây.
Ücretsiz e-kitap indir SEO optimizasyonu, web sitemizin performansını optimize etti. http://www.royalelektrik.com/