Trò chơi giả vờ mang lại rất nhiều lợi ích. Từ nuôi dưỡng sự sáng tạo đến khuyến khích trẻ phát triển năng lực cảm xúc xã hội.
Nếu từng bước chân vào nhà trẻ – hoặc lớp học mẫu giáo – bạn chắc hẳn nhận thấy không gian khác biệt của nơi này. Chúng đầy ắp đồ chơi nấu ăn, đạo cụ, và thậm chí cả trang phục hóa trang. Tất nhiên, con bạn sẽ rất thích. Nhưng bạn thắc mắc chẳng lẽ việc chơi lại quan trọng hơn việc học hay sao? Vâng, có lẽ là như vậy. Nhưng cũng có thể không. Trò chơi giả vờ là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của con bạn.
Vậy chính xác trò chơi giả vờ là gì và nó có lợi ích ra sao? Sau đây, các bạn hãy cùng Phan Thị tìm hiểu khi nào thì nên giới thiệu trò chơi này với con trẻ. Và cách tạo cơ hội cho chúng chơi.
Trò chơi giả vờ là gì?
Trò chơi giả vờ còn được gọi là trò chơi đóng kịch. Đúng như tên gọi, nó tạo cơ hội cho con bạn thể hiện bản thân, tư duy sáng tạo, và đưa kỹ năng giải quyết xung đột vào trò chơi.
Một số người gọi đây là trò chơi mô phỏng. Số khác gọi là trò chơi tưởng tượng. Tuy nhiên, bất luận tên gọi là gì, những hoạt động này đều đòi hỏi con bạn đặt mình vào những tình huống khác nhau để chơi hoặc kể câu chuyện.
Loại trò chơi này không đơn thuần mang tính giải trí. Nó giúp củng cố, phát triển kỹ năng sống và học tập. Ví dụ, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột. Ngoài ra, nó còn mang lại lợi ích về mặt cảm xúc xã hội.
Trò chơi giả vờ đem lại những lợi ích gì?
Trò chơi giả vờ rất thú vị với trẻ em. Và nó cũng là một phần phần thiết yếu trong quá trình học tập và phát triển của trẻ. Lợi ích là vô tận bất kể con bạn chơi một mình hay với nhóm bạn.
Thể hiện bản thân và tư duy sáng tạo
Trò chơi giả vờ cho phép trẻ thể hiện bản thân và đặt mình vào những tình huống khác nhau. Đây có thể là cảnh tái hiện hoặc tương tác mới. Chơi cùng bạn bè sẽ làm nổi bật tầm quan trọng của trí tưởng tượng. Bối cảnh được lấy cảm hứng từ trí tưởng tượng. Nhưng ai mà biết được kết thúc sẽ như thế nào.
Giao tiếp và tự điều chỉnh bản thân
Khi con bạn đóng vai phi hành gia trên phi thuyền không gian, hoặc chơi trò dạy học với bạn bè, kỹ năng giao tiếp và tự điều chỉnh bản thân sẽ tự động phát huy tác dụng. Và bất kể trò chơi giả vờ có gây thất vọng hay không, nó vẫn là cơ hội tuyệt vời để trẻ thực hành kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
Lưu ý “kiểm soát” ở đây không có nghĩa là kìm nén. Nó khác với việc trẻ âm thầm gậm nhấm nỗi tức giận ở một góc mỗi khi nổi giận và suy sụp hoàn toàn. Sự khác biệt nằm ở khả năng tự điều chỉnh bản thân.
Giải quyết vấn đề và giải quyết xung đột
Đây là kỹ năng có thể áp dụng vào thực tế, hoặc khi chơi giả vờ. “Tùy cơ ứng biến” khi không có đạo cụ hoặc trang phục hóa trang là một ví dụ điển hình về kỹ năng này. Giả sử con bạn đóng vai kỵ sĩ giết rồng, và không có kiếm thật trong tay. Để giải quyết vấn đề này, trẻ sẽ làm gì, hoặc sử dụng cái gì thay thế?
Phát triển năng lực cảm xúc xã hội
Trẻ học cách thay phiên nhau, chia sẻ, làm việc nhóm thông qua trò chơi. Và đặc biệt thông qua tương tác với người khác. Trẻ thực hành lòng trắc ẩn và đồng cảm. Ví dụ, trẻ thực hành sự tử tế và giúp đỡ người khác khi chơi trò làm bác sĩ. Trò chơi giả vờ là cách tuyệt vời để con bạn phát triển năng lực cảm xúc xã hội.
Tính độc lập
Những lợi ích về mặt cảm xúc xã hội của trò chơi giả vờ là không thể bàn cãi. Nhưng bạn có biết nó cũng góp phần nuôi dưỡng tính độc lập cho trẻ hay không? Loại trò chơi này cho phép trẻ thỏa sức tưởng tưởng và chấp nhận rủi ro. Vì vậy, nó giúp trẻ rèn luyện sự tự tin, tự chủ, và độc lập.
Khi nào thì bạn bắt đầu khuyến khích trẻ chơi giả vờ?
Không có thời điểm nào thích hợp hơn ngay lúc này để dạy trẻ chơi giả vờ. Các hoạt động tuy khác nhau tùy theo độ tuổi, song bạn có thể bắt đầu ngay từ khi con bạn còn nhỏ. Và thường sẽ kéo dài đến tuổi tiểu học. Trò chơi có lợi cho trẻ ở mọi lứa tuổi, từ 2 tháng tuổi đến 12 tuổi.
Ví dụ về trò chơi giả vờ
Cơ hội chơi giả vờ chia đều cho tất cả trẻ nhỏ, bất kể ở độ tuổi nào. Trò chơi giả vờ từ đóng vai thám tử đến nhện Itsy-Bitsy rất thú vị, và cần đưa vào trải nghiệm học tập của trẻ.
Trẻ sơ sinh
Nếu có con nhỏ, bạn chắc hẳn đã từng chơi trò chơi giả vờ với chúng mà không biết. Ví dụ, trò chơi “ú òa” khơi dậy sự tò mò của trẻ nhỏ. Trẻ lớn hơn một chút hưởng lợi từ việc chơi với thú nhồi bông, gương, đồ chơi kéo đẩy, và ô tô. Trẻ ở độ tuổi này bị giới hạn khả năng giao tiếp. Trò chơi giả vờ góp phần quan trọng vào việc giúp trẻ xây dựng kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Trẻ mới biết đi
Nhà trẻ là nơi cho phép trẻ mới biết đi khám phá thế giới thông qua các giác quan. Nếu con bạn tò mò về những người bạn dưới đại dương, bạn treo lên khung cửa những băng giấy màu xanh tượng trưng cho rong biển. Bạn dạy chúng nhận biết màu sắc và hình dạng. Hướng dẫn làm những chú cá ngộ nghĩnh với nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau. Thêm sân chơi trong nhà cũng là cách khơi nguồn cảm hứng sáng tạo trong trẻ. Ví dụ, hô biến lược chải tóc và muỗng gỗ thành micro, dựng lều từ ga trải giường, lâu đài từ chăn màn.
Trẻ từ mẫu giáo đến tiểu học
Con bạn càng lớn, kỹ năng diễn đạt và tư duy sáng tạo càng phát triển. Vì vậy, bạn cho trẻ ở độ tuổi này cơ hội chơi những trò chơi chứa đựng cốt truyện phức tạp với nhiều nhân vật hơn. Và đặt ra nhiều thử thách hơn cho trẻ. Trò chơi giả vờ dành cho trẻ từ mẫu giáo đến tiểu học sẽ khơi dậy trí tưởng tượng của chúng. Trò chơi này thường cần đến đạo cụ, búp bê và/hoặc mô hình nhân vật hành động.
Tất nhiên, cũng có những loại trò chơi khác. Mỗi loại đều có những lợi ích riêng. Trẻ nhỏ thích trò chơi tưởng tượng. Trẻ lớn thường tham gia trò chơi thô bạo và/hoặc hoạt động ngoài trời. Điều quan trọng là bạn khuyến khích con mình chơi không bằng cách này thì bằng cách khác.
Nguồn: parents
Tham khảo một số sản phẩm đồ chơi của Phan Thị tại đây.